1. Mary Barra, CEO General Motor (GM) Bê bối thu hồi hàng loạt xe ô tô do lỗi bộ phận ổ khóa đánh lửa làm 13 người chết khiến CEO Mary Barra như ngồi trên đống lửa. Ngoài việc phải trực tiếp tham gia giải trình trước Quốc hội Mỹ về chuyện này, bà còn phải đối mặt với vô số khó khăn của công ty như khả năng chịu án phạt lên tới 35 triệu USD, giá cổ phiếu sụt giảm nghiêm trọng... |
2. Tim Cook, CEO Apple Lãnh đạo Apple dưới cái bóng quá vĩ đại của Steve Jobs là một khó khăn không hề nhỏ với Tim Cook. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, Apple vẫn đang phát triển vững vàng dưới sự lãnh đạo của CEO này. Một số nhà đầu tư chỉ đang băn khoăn và lo ngại về việc Tim Cook chưa đưa ra kế hoạch phát triển thế hệ sau của iPhone và iPad. |
3. Satya Nadella, CEO Microsoft Được chọn lựa là CEO mới của "gã khổng lồ" Microsoft thật sự là một điều rất may mắn với Satya Nadella, thậm chí, nhiều người còn cho rằng quá dễ để lãnh đạo một công ty vốn đang phát triển nhanh và mạnh nhất hành tinh. Tuy nhiên, khó khăn trong việc cạnh tranh với Google và không thể tận dụng tăng trưởng tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil mà CEO tiền nhiệm là Steve Ballmer chưa làm được là những thử thách không hề nhỏ đang chờ đón Nadella. |
4. Eddie Lampert, CEO Sears Holdings Eddie Lampert từng được nhiều người thán phục khi cứu Kmart khỏi nguy cơ phá sản năm 2003. Sau đó, ông chỉ đạo mua lại Sears để hợp nhất thành đế chế Sears Holdings. Tuy nhiên, mọi việc trở nên tồi tệ khi Lampert quá tập trung vào phát triển công nghệ mà quên đi đầu tư cho các cửa hàng và chiến lược marketing. Khoản nợ lên tới 7 tỷ USD, trong khi lượng tiền mặt chỉ còn 600 triệu USD là khó khăn rất lớn mà CEO Lampert phải đối mặt trên cương vị nhà lãnh đạo của Sears Holdings. |
5. Jamie Dimon, CEO JPMorgan Là môt trong những CEO từng tạo dựng được thương hiệu"cũng như niềm tin của các nhà đầu tư, tuy nhiên, liên tiếp trong những năm vừa qua, Jamie Dimon khiến JPMorgan dính phải nhiều bê bối, như mua bán các công cụ cho vay dưới chuẩn, thực hiện giao dịch "cá voi London"... kèm theo đó là khoản tiền phạt khổng lồ lên tới hàng tỷ USD. Không chỉ uy tín bị giảm sút, CEO Dimon còn bị hội đồng quản trị của ngân hàng này cắt giảm 50% lương trong năm 2013. |
6. Marissa Mayer, CEO Yahoo Sau hai năm nắm giữ vị trí CEO, "bà hoàng công nghệ" Marissa Mayer đang dần hồi phục Yahoo bởi những chiến lược sáng suốt như tập trung vào tìm kiếm các sản phẩm mới, thay vì phát triển nguồn thu chính từ quảng cáo. Ngoài ra, quyết định quan trọng và đáng giá nhất là Mayer làm được cho Yahoo là đầu tư vào hãng thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba. Nhờ sở hữu một lượng lớn cổ phiếu tại Alibaba, các nhà đầu tư tin tưởng, Yahoo có thể thu lại lợi nhuận rất lớn trong thời gian tới. |
7. John Chen, CEO BlackBerry Dù các nhà đầu tư đều tỏ ra đồng tình và hy vọng vào chiến lược kinh doanh mới tập trung vào các sản phẩm phần mềm của BlackBerry do tân CEO John Chen điều hành. Tuy nhiên, tình hình doanh số bán hàng liên tục sụt giảm cộng thêm việc phải bán một phần tài sản đang là gánh nặng và thử thách rất chông gai với CEO John Chen. |
8. Meg Whitman, CEO HP Năng lực quản lý yếu kém, liên tiếp vướng vào các bê bối không đáng có, hay quyết định thay đổi nhân sự cấp cao sai lầm là những gì xảy ra tại HP vào những năm trước khi Meg Whitman xuất hiện. Nhiều người gọi bà là "vị cứu tinh", là người làm hồi sinh HP. |
9. Warren Buffett, Chủ tịch Berkshire Hathaway Warren Buffet, Chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway vẫn đang chứng tỏ năng lực lãnh đạo tuyệt vời dù đã bước sang tuổi 83. Có nhiều lời đồn đoán về người được Warren Buffet "chọn mặt gửi vàng", thay ông nắm giữ vị trí lãnh đạo cấp cao nhất tại tập đoàn này. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, người đó thật sự may mắn khi kế nghiệp triều đại đang rất thịnh vượng mà tỷ phú Buffet tạo ra. |