Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cây sanh di sản thân rồng, gốc 'mâm xôi con gà' ở Nghệ An

Cao 27 m có tuổi đời đến nghìn năm, cây sanh ở huyện miền núi Nghệ An được đánh giá là cây tự nhiên đẹp nhất Việt Nam.

Cây sanh này nằm ở bản Kẻ Mui, xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) vừa được công nhận là cây di sản Việt Nam. Cây sanh cao 27 m, tán rộng khoảng 35 m được xem là “độc nhất vô nhị” ở nước ta.
Cây sanh ở bản Kẻ Mui, xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) vừa được công nhận là cây di sản Việt Nam cao 27 m, tán rộng khoảng 35 m.
Gốc cây ôm lấy một tảng đá lớn rộng khoảng 5 m, dài hơn 7 m có trọng lượng hàng trăm tấn.
Gốc cây ôm lấy một tảng đá lớn rộng khoảng 5 m, dài hơn 7 m.
Phía trên là khối đá nhỏ hơn có đường kính hơn 2 m, cao khoảng 3 m. Cả hai khối đá này được rễ cây sanh bao bọc xung quanh trông như hình một “mâm xôi, con gà”.
Phía trên là khối đá nhỏ hơn có đường kính hơn 2 m, cao khoảng 3 m. Cả hai khối đá này được rễ cây sanh bao bọc xung quanh trông như hình một “mâm xôi, con gà”, thân cây thì được ví như "phượng múa rồng bay".  Cũng có người cho rằng, hai khối đá hoa cương có hình thù tượng trưng cho sự tích bánh chưng, bánh dày. Với đặc điểm tự nhiên này, cây cổ thụ được xem là có thế đẹp “độc nhất vô nhị”.
Cây sanh được một thương lái buôn trâu bò vô tình phát hiện cách đây hơn chục năm. Tán lá của cây sanh tỏa bóng mát một vùng lớn. Đây cũng là nơi người dân đi rừng về làm chỗ nghỉ chân hoặc để trẻ em chơi đùa.
Cây được một thương lái vô tình phát hiện cách đây hơn chục năm. Tán lá tỏa bóng mát một vùng lớn. Đây cũng là nơi người dân đi rừng về làm chỗ nghỉ chân hoặc để trẻ em chơi đùa.
Sau khi được phát hiện, nhiều người săn cây cảnh đã tìm đến để mua cây sanh này nhưng người dân ở đây không bán. Thậm chí có người còn muốn mua cả mảnh đất để sở hữu cây sanh, tuy nhiên chủ nhân cũng không chịu mà xem đó là báu vật của làng.
Sau khi được phát hiện, nhiều người săn cây cảnh đã tìm đến để mua với giá hàng tỷ đồng nhưng người dân ở đây không bán. Thậm chí có người còn muốn mua cả mảnh đất để sở hữu cây sanh, tuy nhiên chủ nhân cũng không chịu mà xem đó là báu vật của làng.
Rễ cây chằng chịt bao bọc lấy khối đá hoa cương sau đó cắm sâu vào lòng đất tạo thế vững chắc cho cây sanh.
Rễ cây chằng chịt bao bọc lấy khối đá hoa cương sau đó cắm sâu vào lòng đất tạo thế vững chắc.
Nhiều rễ cây to bám chặt lấy hòn đá rồi đâm xuống đất.
Nhiều rễ to cuốn chặt lấy hòn đá rồi đâm xuống đất.
Thân cây chằng chịt những nhánh cây quấn lấy nhau. Nhiều cành dây bị người dân chặt bỏ không phát triển được nữa.
Thân chằng chịt nhánh cây quấn lấy nhau.
Ngoài rễ chính, cây sanh còn được chống đỡ bởi 4 rễ cây khác cắm thẳng xuống đất tạo thành một thế vững chắc không thể đổ ngã bất chấp thời tiết, mua gió hay bão.

Xung quanh thân có 4 rễ cây mọc từ trên cao cắm thẳng xuống đất như 4 chân đảm bảo sự vững chắc trước mưa bão, gió mạnh.

Cây sanh này nằm cách đường giao thông khoảng 2 km, cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 3 giờ đi ôtô.
Cây di sản nằm cách đường giao thông khoảng 2 km, cách trung tâm thành phố Vinh hơn 100 km. Mới đây, cây sanh này được xây bao bọc xung quanh và được công nhận là cây di sản Việt Nam. Đây là cây thứ 3 ở Nghệ An được công nhận là cây di sản sau cây lộc vừng ở đảo Ngư và cây sa mu ở vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con Cuông).

Cây sanh 'độc nhất vô nhị' trở thành cây di sản Việt Nam

Cây sanh cao 27 m, tán lá rộng 35 m, gốc và thân ôm trọn hai khối đá hoa cương có hình thù tượng trưng cho sự tích bánh chưng, bánh dày.

Phạm Hòa

Bạn có thể quan tâm