Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cây sanh 'độc nhất vô nhị' trở thành cây di sản Việt Nam

Cây sanh cao 27 m, tán lá rộng 35 m, gốc và thân ôm trọn hai khối đá hoa cương có hình thù tượng trưng cho sự tích bánh chưng, bánh dày.

Sáng 30/8, ông Phạm Văn Hóa - Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ (Nghệ An) cho biết, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (TN&MT) vừa trao bằng vinh danh cây sanh cổ thụ nghìn năm tuổi tại xã Giai Xuân là cây di sản Việt Nam.

Theo đó, sáng 27/8, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thanh, Ủy viên Thường vụ Hội bảo vệ TN&MT Việt Nam đã trao Bằng Công nhận Cây Di sản cho đại diện lãnh đạo xã Giai Xuân, bản Kẻ Mui.

Cây sanh nghìn năm tuổi vừa được công nhận cây di sản Việt Nam.
Cây sanh nghìn năm tuổi vừa được công nhận cây di sản Việt Nam.

Cây sanh cổ thụ nằm bên bờ suối ở khu rừng xã Giai Xuân, cách đường giao thông vài km. Các ngành chuyên môn đánh giá đây là cây sanh có tuổi đời hàng nghìn năm, đẹp và độc đáo nhất Việt Nam hiện nay.

Cây cao 27 m, tán lá rộng 35 m, gốc và thân ôm trọn hai khối đá hoa cương có hình thù tượng trưng cho sự tích bánh chưng, bánh dày. Trong đó khối đá to nhất nằm ở mặt đất có hình chữ nhật với chiều dài gần 10 m. Bốn rễ cây to gần bằng một người ôm cắm thẳng xuống đất quanh thân cây.

Đây là cây di sản Việt Nam thứ ba ở Nghệ An được công nhận, sau cây sa mu ở rừng quốc gia Pù Mát và cây lộc vừng ở đảo Ngư.

Ông Phạm Văn Hóa - Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ phát biểu tại lễ công nhận cây Di sản Việt Nam.
Ông Phạm Văn Hóa - Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ phát biểu tại lễ công nhận cây Di sản Việt Nam.

Mặc dù là cây sanh cổ thụ nhưng năm 2012 cây mới thực sự được nhiều người biết đến. Nhiều đại gia cây cảnh khắp cả nước đã tìm về chiêm ngưỡng. Từ TP Vinh để tới được cây sanh phải mất gần 3 giờ chạy ôtô.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Văn Hóa- Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ nhấn mạnh: "Việc vinh danh cây sanh nghìn năm tuổi là Cây Di sản Việt Nam đã khơi dậy sức mạnh của cộng đồng các dân tộc huyện Tân Kỳ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ Cây Di sản nói riêng". Ông đề nghị chính quyền và nhân dân xã Giai Xuân làm tốt công tác bảo vệ và chăm sóc Cây di sản để giữ gìn cho muôn đời con cháu mai sau.

Xoài hơn 300 tuổi ở miền Tây được công nhận cây di sản

Gốc xoài cổ nhất Bạc Liêu được xác định có từ hơn 300 năm trước, cao 15 m và che bóng mát tới 300 m2.

http://congan.com.vn/doi-song/nhip-song/cay-sanh-doc-nhat-vo-nhi-tro-thanh-cay-di-san-viet-nam_6780.html

Theo Hương Nhàn/Công an TP HCM

Bạn có thể quan tâm