Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cây cô độc

Niềm vui làm mẹ như vô vàn những người đàn bà khác với tôi là khát khao suốt mười năm qua. Và đó còn là những ám ảnh, những dằn vặt, thỉnh thoảng trong những giấc mơ.

Đã từng có thời gian tôi sống trong làng Hòa Bình, nằm trong khuôn viên của bệnh viện Từ Dũ. Thi thoảng đứng trên lầu nhìn xuống, tôi thấy những khuôn mặt non nớt đang ngồi chờ trước phòng khám thai. Có những bạn gái còn mặc nguyên bộ đồ thể dụ̣c trên người.

Bất giác tôi tự hỏi, nếu sau này họ trưởng thành và lập gia đình thì bao nhiêu trong số đó sẽ có thể mang thai trở lại được? Đó là lý do cho tôi bắt nguồn ý tưởng để viết truyện ngắn này.

Cay co doc anh 1

Có những sinh linh chưa kịp nhìn thấy ánh sáng cuộc đời. Ảnh: Zing.


Người vợ

Tôi là một người phụ nữ đã bốn mươi tuổi, thành đạt và hạnh phúc, đó là những gì mà người khác nhận xét về tôi. Bởi tôi là trưởng phòng của một công ty xuất nhập khẩu còn chồng tôi là đại gia bất động sản, gia đình tôi là hình mẫu lý tưởng của bao người, nhất là cấp dưới của tôi.

Tôi cũng cho là họ đúng vì chẳng có nhiều nhà mà cả vợ chồng cùng thành đạt như chúng tôi. Tuy nhiên ít ai biết rằng đằng sau ánh hào quang ấy là những nỗi niềm khó nói.

Mỗi khi nghe tin ai đó có thai hay bắt gặp một cái bụng bầu lướt qua mặt, tôi đều ứa nước mắt. Thậm chí, chứng kiến cảnh một nữ nhân viên khổ sở mệt mỏi, nôn ọe khi nghén hoặc nhìn thấy họ ăn một trái chanh, cắn một miếng xoài chua thì trong tôi cũng dấy lên cảm giác ghen tỵ khó tả.

Tôi thèm thuồng nhìn theo họ và ước gì mình được đánh đổi tất cả tiền tài, địa vị, sắc đẹp để trở thành họ.

Niềm vui làm mẹ như vô vàn những người đàn bà khác với tôi là khát khao suốt mười năm qua. Và đó còn là những ám ảnh, những dằn vặt, thỉnh thoảng trong những giấc mơ tôi lại nghe thấy tiếng khóc thét, tiếng van xin của những đứa trẻ cùng bao âm thanh rùng rợn nơi phòng mổ. Những đứa trẻ van khóc cầu xin: “Mẹ ơi, xin đừng giết con!”

Mới mười sáu tuổi, tôi đã lên bàn mổ hút đi cái thai chưa đầy năm tháng. Nỗi đau kéo dài tới khi tôi tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm và yêu một người con trai khác. Rồi nỗi đau quặn lên khi người ấy nói với tôi:

“Em đã không còn gì từ lúc mới mười sáu tuổi thì anh cũng không chắc cái thai trong bụng em là con anh đâu”.

Lại một lần tôi quay lại phòng mổ sản khoa. Lần cuối cùng…

Người chồng

Hôm nay tôi quyết định tạm gác hết công việc, tạt qua siêu thị mua ít đồ, gửi cho vợ tin nhắn: “Em về sớm nhé”.

Đã quá lâu rồi tôi mới tự vào bếp làm cơm cho vợ. Chúng tôi vẫn là một đôi vợ chồng yêu nhau, vẫn sống hạnh phúc nhưng là hạnh phúc chưa trọn vẹn bởi thiếu vắng những đứa trẻ.

Người ta vẫn bảo con cái là hoa trái của cây tình yêu. Vậy nên vợ chồng tôi cho dù có xây bao nhiêu căn biệt thự, mua bao nhiêu chiếc xe hơi đắt tiền đi chăng nữa thì khi chết rồi chúng tôi chỉ là một cái cây cô độc mà thôi.

Không ít lần mọi người khuyên tôi ly dị hoặc đi kiếm một đứa con bên ngoài vì vợ tôi không thể sinh con. Nhưng khi tôi chứng kiến mười năm liền vợ tôi sống trong giày vò, đến nỗi trong giấc ngủ vẫn còn khóc thì tôi không nỡ.

Tôi biết đối với một người đàn bà thì hạnh phúc nhất là được làm mẹ, vậy nên sẽ không có gì đau khổ hơn khi họ bị cướp đi hạnh phúc ấy. Và biết đâu chính tôi cũng là nguyên nhân đẩy vợ tôi vào bi kịch mà cô ấy đang phải chịu.

- Đây sẽ là bữa cơm cuối cùng của vợ chồng mình.

- Em nói sao?

- Hôm nay em đã đi gặp luật sư.

- Em cho rằng đấy là lối thoát?

- Ít nhất nó cũng là lối thoát cho anh. Những người đàn bà khác sẽ sinh cho anh một đàn con.

Tôi ôm chặt vợ, giọng nghẹn lại: “Không có lối thoát nào cho anh cả”. Tôi khó nhọc nói tiếp: “Trước khi cưới em, anh đã sống chung với vài người phụ nữ, và hai người trong số đó có thai”.

Vợ tôi hỏi dồn: “Vậy con đâu anh?”.

Một lúc lâu sau tôi mới có đủ dũng khí để trả lời câu hỏi của vợ:

“Anh đều dàn xếp bằng tiền”. Nhưng rồi cô thứ ba đã quát thẳng vào mặt anh: “Rồi một ngày anh sẽ bị báo ứng”. Khi ấy anh chỉ cười khẩy.

Vợ tôi bỗng bật khóc: “Trời ơi!”. “Anh nghĩ đây là nghiệp báo em ạ!”.

Cô gái viết văn với một ngón tay trỏ

Cuốn sách "Bản tình ca cuộc sống" chứa đựng thông điệp nhân văn của cô gái đầy nghị lực Trần Trà My.

Trần Trà My / NXB Tổng hợp TP.HCM

SÁCH HAY