Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cây cầu nát cướp mạng sống nhiều người ở Thanh Hóa

Cây cầu đã “ghi danh” một cách đau xót không dưới chục trường hợp chết thảm và hàng chục trường hợp tai nạn giao thông năm nào cũng xảy ra.

Sự thật về những cái chết thương tâm trên cầu 'Vĩnh biệt'

Tên cầu "Vĩnh biệt" bắt đầu từ cái chết của một cặp tình nhân sắp cưới. Khi đi qua cầu bị gió cuốn rơi xuống nước, cô gái đang có thai 3 tháng.

Những cái chết vì… “cầu nát”

Cầu Quan Thành bắc qua sông Nhà Lê (nối hai xã Hợp Lý và Thọ Tân, huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá), xây dựng từ những năm đầu 1970, nay đã xuống cấp một cách nghiêm trọng. 

Đã từ lâu, người dân qua lại trên cây cầu Quan Thành này quên mất cái tên gọi vốn có của nó, thay vào đó là cái tên không mấy mỹ miều “cầu nát”. Sở dĩ người dân gọi như vậy là bởi sự xuống cấp nghiêm trọng của cây cầu có thể cướp đi sinh mạng của bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào khi lưu thông qua cầu. 

Thực tế, theo người dân phản ánh, cây cầu này đã “ghi danh” một cách đau xót không dưới chục trường hợp chết thảm và hàng chục trường hợp tai nạn giao thông (năm nào cũng xảy ra) tại đây.

Hàng ngày có cả trăm lượt học sinh qua lại trên cầu Quan Thành.
Hàng ngày có cả trăm lượt học sinh qua lại trên cầu Quan Thành.

Ông Lê Đăng Lực (70 tuổi, thôn 1, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn) cho biết, cầu Quan Thành được xây dựng từ rất lâu. Ban đầu, bề mặt cầu được bắc ván, đến đầu những năm 1980 thì được duy tu, nâng cấp bề mặt với lớp bêtông mỏng và lan can bằng sắt hai bên. 

Thế nhưng, tới nay đã hơn 30 năm mà cầu chưa một lần được gia cố, sự xuống cấp hiển hiện rõ qua bộ khung đã hoen rỉ, thiếu thốn bộ phận, hệ thống lan can không còn, phía dưới của mặt cầu bị bong tróc, lở loét, hệ thống cột, giá đỡ rỉ, mòn… 

Trong khi đó, theo quan sát thì cầu Quan Thành có chiều dài khoảng 30m, diện tích bề rộng mặt cầu khoảng 1,5m, cao 10m so với mực nước, phía hai đầu cầu đã bị đổ vỡ một phần khiến cho diện tích mặt cầu bị thu hẹp.

Chị Dương Thị Mến (thôn 2, xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn) ngày nào cũng đi qua cầu Quan Thành 4 lượt để buôn bán. Chị cho biết, mỗi lần qua cầu chị đều phải lấy hết can đảm mới có thể qua được bên kia, bởi một lý do đơn giản là chị sợ bị ngã xuống sông. 

Lần nào chở ít hàng thì chị dắt xe qua cầu, lần nhiều hàng thì chị phải đứng đợi cho tới khi có người đi qua cùng rồi nhờ họ đẩy xe hàng giúp. Không chỉ riêng chị mà việc đi qua cây cầu nguy hiểm này cũng là sự lựa chọn duy nhất từ bao đời nay của người dân 5 - 6 xã lân cận. Cây cầu Quan Thành không chỉ nối liền hai xã Hợp Lý và Thọ Tân, mà nó còn là tuyến đường chính quan trọng của nhiều xã trong vùng ra quốc lộ 47, sân bay Sao Vàng.

Chị Mến cho biết, vào mùa khô thì cây cầu cao hơn so với mực nước khoảng 4 - 5m, nhưng đến mùa mưa lũ thì hầu như không ai dám qua lại cây cầu này vì nước sông Nhà Lê lên cao, ngập hai bên đầu cầu, có lúc ngập cả thân cầu, nhiều trường hợp bị cuốn cả người lẫn xe vì chủ quan. 

Những năm gần đây, có tới 9-10 vụ tai nạn chết người, người đi bộ ngã - chết có, người dắt xe đạp qua cầu ngã - chết có, trong đó có cả xe công nông cố tình qua cầu bị trật bánh rơi xuống lòng sông một cách thảm khốc…

Gần cầu Quan Thành là hộ gia đình ông Lê Văn Trường (thôn 2), ông Trường cho biết, hầu như tháng nào cũng phải ra bơi sông cứu người, chủ yếu là người đi xe đạp và xe máy.
Dự án tới bao giờ?

Ông Nguyễn Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Lý - cho biết, cầu Quan Thành được làm từ thời điểm có xưởng cơ khí Nát Sơn di tán về đây, từ đó cho đến nay, chỉ có một lần duy nhất duy tu nâng cấp, đó là năm 1983 sau khi xảy ra vụ tai nạn khiến cho ba bố con ông Cù Văn Lai (thôn 2, Hợp Lý) bị chết khi qua cầu. Cầu được lát gỗ, đổ bêtông mỏng, hai bên cầu không được đổ trụ bêtông mà chỉ được đắp đất cứng. 

Hiện tại, đất hai bên đầu cầu đã sạt lở do dòng chảy tác động, một phần diện tích mặt cầu bị vỡ, xuống cấp nghiêm trọng. Cũng theo ông Tiến, năm nào cũng xảy ra tai nạn, có năm tới cả chục trường hợp. 10 năm nay, năm nào chính quyền xã cũng có văn bản báo cáo lên huyện, trình bày yêu cầu trong các cuộc tiếp xúc cử tri…, thế nhưng huyện chỉ trả lời là không có vốn.

Thời gian gần đây, một hội đồng hương Thanh Hoá ở Hà Nội đã vận động xin được một bộ dầm sắt và vận chuyển tới khu vực cầu Quan Thành, chỉ cần đầu tư thêm vốn thì có thể xây dựng cầu mới. Mong mỏi có cầu mới của người dân xã Hợp Lý cũng như nhiều xã lân cận giáp ranh tưởng như đã thành hiện thực khi Chủ tịch xã nhận được quyết định phê duyệt xây dựng cầu của tỉnh, của Chủ tịch UBND huyện, nhưng không hiểu sao lại bị trì hoãn. 

Bộ dầm sắt được đưa về để xây cầu nay có khả năng sẽ được chuyển đi để làm cầu ở nơi khác. “Huyện lý giải, sau khi khảo sát thì bộ dầm sắt này thấp, không phù hợp với vị trí của cầu Quan Thành, gây ảnh hưởng tới dòng chảy… gì đó, nên dừng thi công chuyển sang năm sau”, ông Tiên băn khoăn.

Trong khi đó, ông Trần Văn Đào -Trưởng phòng Công thương, Phó Ban dự án cầu Quan Thành - lý giải nguyên nhân khiến cầu Quan thành đến nay vẫn chưa được xây dựng rằng: Để xây dựng được mới cây cầu Quan Thành thì phải mất từ 5 - 6 tỷ đồng, huyện đã có văn bản xin Sở Giao thông Vận tải hỗ trợ bộ dầm (khoảng 500 triệu đồng), UBND tỉnh hỗ trợ 1 tỷ đồng đã được chấp thuận. 

Tuy nhiên, số tiền còn lại huyện phải bỏ ra vẫn còn lớn, quá sức của huyện nên đang cho đơn vị khảo sát lại, giảm đầu tư. Khi nào có kết quả sẽ chuyển sang Sở Giao thông - Vận tải rồi triển khai.

Cây cầu 'kỳ cục' ở một xã nông thôn mới

Tại ấp Hữu Cận, xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), cầu Bà Thiệt là cầu bê tông vững chãi bắc qua kênh cách đây nhiều năm nhưng nếu muốn qua cầu thì phải... trèo.

http://laodong.com.vn/xa-hoi/cay-cau-nat-cuop-mang-song-nhieu-nguoi-o-thanh-hoa-267656.bld

Theo Đình Giang/Lao động

Bạn có thể quan tâm