Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cầu thủ Thái Lan giúp CLB thu 2,5 tỷ đồng từ bán áo đấu

Chỉ trong vòng 2 tuần sau khi ra mắt CLB mới, Charyl Chappuis đã giúp Suphaburi FC bán được hơn 5.000 chiếc, trong khi HAGL chỉ bán được gần 800 áo đấu của Công Phượng ở V.League.

Khả năng kiếm tiền, tạo sức hút với những người hâm mộ, lôi kéo nhà tài trợ là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa những ngôi sao của bóng đá Thái Lan so với Việt Nam. Charyl Chappuis – tiền vệ mang trong mình hai dòng máu Thụy Sỹ - Thái Lan được xem là con gà “đẻ trứng vàng” của Suphanburi FC.

Anh chuyển đến đội bóng này mùa 2015, không ra sân nhiều do chấn thương đầu gối rất nặng. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 2 tuần sau khi ra mắt đội bóng mới, 5.000 áo đấu của anh đã được bán sạch. Với giá mỗi chiếc là 799 baht (khoảng 500.000 đồng) có nghĩa Chappuis giúp đội bóng kiếm được 2,5 tỷ đồng trong vòng có 14 ngày.

Charyl Chappuis là cỗ máy kiếm tiền của CLB Suphanburi. Ảnh: Hublot
Charyl Chappuis là cỗ máy kiếm tiền của CLB Suphanburi. Ảnh: Hublot

10 điểm khác biệt giữa bóng đá Thái Lan và Việt Nam

Đi sâu vào phân tích những điểm khác biệt giữa 2 nền bóng đá sẽ thấy việc ĐT Thái Lan thắng Việt Nam 3-0 hay đội U19 của họ mới hạ thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn 6-0 là có cơ sở.

Chappuis là cầu thủ điển trai, tài năng nên sức hút của anh đối với các fan hâm mộ rất lớn. Tiền vệ này chưa đóng góp nhiều về mặt chuyên môn, thành tích trên sân cỏ cho Suphanburi nhưng anh giúp đội bóng tạo ra nguồn thu lớn ở khâu kinh doanh từ bán vé, đồ lưu niệm cho đến lôi kéo các nhà tài trợ. Tiền vệ này là nguyên nhân chính giúp CLB mới ký hợp đồng tài trợ  giá trị với hãng đồng hồ khổng lồ Hublot.

Nhờ những yếu tố đó, Chappuis trở thành một trong những cầu thủ hưởng lương cao nhất ở Thai Premier League (TPL). Theo thống kê của văn phòng Bộ doanh nghiệp Thái Lan, Chappuis nhận mức lương 800.000 baht mỗi tháng (gần 500 triệu đồng) từ Suphanburi, chưa kể các khoản thưởng khác.

Có sức hút không kém đồng nghiệp là Theerathon Bunmathan – đội trưởng của tuyển Thái Lan đang khoác áo Buriram United. Theo thống kê từ các đơn vị phân phối, trong mùa 2014 doanh thu bán đấu của anh chiếm đến hơn 1/5 trong tổng số 400.000 chiếc bán ra của CLB. Đây là một trong những nguồn thu lớn trong tổng số 450 triệu baht (hơn 280 tỷ) doanh thu của đội bóng trong năm 2014. Về phần Bunmathan, anh đang nhận mức lương 700.000 baht/tháng (hơn 420 triệu đồng) từ CLB .  

Lứa cầu thủ của Công Phượng giúp HAGL lãi ít nhất <abbr class=5 tỷ đồng ở V.League 2015." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/AfsSI/2015_11_12/cong_phuong3_zing.jpg" />
Lứa cầu thủ của Công Phượng giúp HAGL lãi ít nhất 5 tỷ đồng ở V.League 2015.

Ở V.League, những cầu thủ tạo được sức hút như thế không nhiều bởi cách làm bóng đá còn nghiệp dư ở nhiều khâu. Công Phượng có thể xem là cầu thủ được quan tâm, chú ý nhiều nhất ở V.League 2015. Giám đốc điều hành HAGL cho biết: “Ở mùa bóng vừa qua, đội bóng bán được hơn 2.000 chiếc áo đấu, trong đó áo của Công Phượng khoảng 800 chiếc”. Với mỗi chiếc áo có giá 200.000 đồng, Công Phượng đã trực tiếp mang về cho đội bóng chủ quản 160.000 triệu đồng. Đây là con số quá ít ỏi so với đồng nghiệp bên Thái Lan.

Với sức hút của mình và các đồng nghiệp trẻ khác, Công Phượng giúp HAGL bán được hơn 5 tỷ tiền vé ở V.League, qua đó giúp đội bóng làm ăn có lãi. Bên cạnh đó, anh cũng giúp đội bóng kiếm được một số gói tài trợ giá trị khác. Về mặt kiếm tiền họ vẫn nhỉnh hơn rất nhiều đội bóng khác ở V.League. Năm sau khi Công Phượng sang Nhật Bản thi đấu, liệu rằng HAGL có kiếm tiền tốt như mùa bóng vừa qua?

Nguyễn Đăng

Bạn có thể quan tâm