Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Câu chuyện về gái Tây trở thành một geisha

"Thế giới geisha là một thế giới tươi đẹp. Tuy nhiên, phụ nữ phương Tây sẽ gặp khó khăn nếu muốn trở thành một phần của thế giới đó", cô gái người Australia nói.

Cảnh tượng những nàng geisha cầm ô băng qua cánh rừng phủ đầy tuyết tựa như một bức tranh Nhật cổ. Ảnh: CNN.

Bóng 4 nàng geisha diện những bộ kimono và cầm ô đỏ băng qua cánh rừng phủ đầy tuyết tựa như một bức tranh của Nhật từ thế kỷ 19. Tuy nhiên, đằng sau khung cảnh thơ mộng đó là một câu chuyện của thời hiện đại.

Người con gái dẫn đầu chính là Fiona Graham, một công dân Australia. Lần đầu tiên Graham đến Nhật Bản là khi cô 17 tuổi. Niềm đam mê với nghiệp geisha bắt đầu trong một lần cô thực hiện bộ phim tài liệu nói về chủ đề này. Những bí ẩn và vẻ đẹp truyền thống đã cuốn hút cô gái trẻ. Cô trở thành một geisha vào năm 2007 với nghệ danh Sayuki. 

"Thế giới geisha là một thế giới tươi đẹp. Tuy nhiên, một phụ nữ phương tây sẽ gặp khó khăn nếu muốn trở thành một phần của thế giới đó", Graham nói với CNN.

Một trải nghiệm không thay đổi trong suốt 400 năm

Một bữa tiệc theo đúng truyền thống sẽ bao gồm rất nhiều món ăn bản xứ và những nàng geisha. Ảnh: CNN.

Hầu hết những du khách tới xứ sở hoa anh đào đều yêu thích sự bí ẩn của ngành công nghiệp geisha và muốn trải nghiệm nó. Một bữa tiệc đêm đúng chuẩn sẽ bao gồm rất nhiều món ăn và những nàng geisha. Các nàng sẽ thiết đãi khách bằng những điệu múa và lời ca. Họ cũng có thể khiến khách hài lòng bằng cách chơi những nhạc cụ truyền thống của đất nước mặt trời mọc.

Tuy giờ đây, một số thứ đã thay đổi, nhưng cảnh tượng trong các bữa tiệc có lẽ không khác gì so với cách đây 400 năm.

"Khi bạn tham dự một bữa tiệc, bạn sẽ được trải nghiệm những điều tuyệt vời nhất trong nền văn hóa Nhật Bản", Graham nói.

Truyền thống dưới lớp áo bí ẩn

Theo truyền thống, mỗi geisha sẽ cần khoảng 36 bộ kimono để thay đổi theo từng mùa. Ảnh: CNN.

Trong nhiều thế kỷ, các geisha làm việc như những người giúp mang lại niềm vui cho khách. Nhưng thực chất, "geisha" chỉ đơn giản là "nghệ sĩ".

Nhiều nơi tại Nhật Bản đã thay đổi cung cách đào tạo geisha. Sau năm đầu tiên học việc, các cô gái sẽ tham dự một kỳ thi. Tiếp đến, những cô gái "đạt chuẩn" sẽ trải qua thêm 4 năm đào tạo trước khi chính thức ra mắt.

Theo truyền thống, mỗi geisha sẽ cần khoảng 36 bộ kimono để thay đổi theo từng mùa. Mỗi bộ kimono truyền thống được cắt may thủ công có giá lên tới hàng nghìn USD.

Sau một năm làm việc tại một quán geisha chuyên nghiệp ở khu vực Asakusa tại thủ đô Tokyo, Sayuki đang hoạt động độc lập. Cô cho biết, các quán geisha chuyên nghiệp đã từ chối để cô trở thành người hướng dẫn các geisha trẻ bởi cô không phải là người Nhật.

Thương mại hóa: điều chống lại bản chất của văn hóa geisha

Các nàng geisha là những người giữ gìn các loại hình truyền thống của xứ sở hoa anh đào. Ảnh: CNN.

Văn hóa geisha nay đã trở thành một hoạt động giải trí du lịch ở thành phố Kyoto. Lesley Downer, tác giả của cuốn sách "Geisha: The Remarkable Truth Behind the Fiction" (tạm dịch: Geisha: Sự thật đằng sau những điều hư cấu), cho biết: "Độc quyền là một phần trong thỏa thuận với các geisha".

"Người ta muốn biến văn hóa geisha trở thành một sản phẩm thương mại nhưng điều này sẽ khiến nó xa rời bản chất thực sự và đánh mất sự tinh khôi", Downer nói.

Đối với tác giả của cuốn sách Geisha: Sự thật đằng sau những điều hư cấu, những nàng geisha là hiện thân của sự duyên dáng và tinh tế. Các nàng là những người gìn giữ các loại hình truyền thống của xứ sở hoa anh đào. Họ không phải là những ả gái điếm cao cấp mà họ là những nghệ sĩ.

"Đó thực sự là những cô gái ấn tượng. Dạo phố với họ khiến tôi rất tự hào", Downer nói.

Cuộc đời bí ẩn và khắc nghiệt của geisha Nhật Bản

Geisha cung cấp những dịch vụ giải trí gồm âm nhạc, múa, thơ ca, quyến rũ, đùa cợt và hoàn toàn không bán dâm. Nét quyến rũ nhất của họ chính là sự bí ẩn.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm