Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Câu chuyện nhà thầu trong dự án dầu khí

Theo nguồn tin của phía LB Nga, tới đây, Tổng thống Nga V.Putin sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam . Đây là sự kiện lớn, đánh dấu bước quan hệ, hợp tác truyền thống, chiến lược giữa hai nước trong giai đoạn mới.

Từ hơn nửa thế kỷ qua, hai nước Việt - Nga đã quan hệ gắn bó và thực sự là đối tác chiến lược trên rất nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị , ngoại giao, quốc phòng, khoa học công nghệ…

Những "công trình thế kỷ" mà LB Nga giúp ta xây dựng luôn ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí mỗi người Việt Nam như Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cầu Thăng Long, Chương trình hợp tác khoa học nghiên cứu vũ trụ, Liên doanh dầu khí Việt Xô... đã mang lại hiệu quả đặc biệt to lớn. Sự hợp tác toàn diện ấy đã và đang được tiếp tục phát huy vì lợi ích của hai nước.

Trong những ngày qua, dư luận bày tỏ sự quan tâm tới dự án nhiệt điện Long Phú 1 tại Sóc Trăng có tổng mức đầu tư tới 1,2 tỷ USD mới được Chính phủ cho phép tập đoàn Dầu khí Việt Nam được chỉ định nhà thầu Nga, mà cụ thể là tập đoàn Power Machines (PM) làm liên danh. Trong những dư luận nhiều chiều về sự kiện này, có thể do nắm thông tin chưa đầy đủ, có ý kiến cho rằng, không nên sử dụng công nghệ cũng như nguồn vốn tín dụng của Nga cho dự án. Lý do là hai tổ máy của Nga đang chạy tại Nhà máy điện Uông Bí "có vấn đề". Rồi nguồn vốn tín dụng của Nga và năng lực của PM cũng đều có vấn đề. 

Việt - Nga đã quan hệ gắn bó và thực sự là đối tác chiến lược trên rất nhiều lĩnh vực kinh tế.

Thực tế đã cho thấy, 3 tổ máy ở Uông Bí (tổ máy 110 MW và 300MW là của PM chế tạo, tổ máy 330 MW là của Babcox &Wilcox Bejing (Trung Quốc chế tạo) đều dùng than của mỏ Vàng Danh khai thác. Chất lượng loại than này rất kém, ảnh hưởng đến vận hành. Với máy 300MW của PM thì chu kỳ chạy đạt 83 ngày lại phải dừng để cạo sỉ, còn với tổ máy 330 MW của Trung Quốc thì 12 ngày là đã phải dừng, cũng là để cạo sỉ.

Thực tế đó cho thấy, máy của Nga và của Trung Quốc đều đạt yêu cầu kỹ thuật, song do tính tương thích giữa các tổ máy nhập về của Nga và của Trung Quốc không phù hợp với chất lượng than Vàng Danh nên mới xảy ra hiện tượng như vậy. Và chu kỳ hoạt động của tổ máy do Trung Quốc sản xuất ngắn hơn.

Không chỉ ở Uông Bí, nhà thầu của Trung Quốc cũng đã thắng thầu ở Vũng Áng và Thái Bình với PVN. Còn dự án Long Phú 1 PM của Nga đã được PVN chỉ định cho một đơn vị thành viên của mình là PTSC sẽ là đối tác tham gia liên danh. Sự lựa chọn đó là có cân nhắc các điều kiện của các bên, cả về năng lực cũng như xuất phát từ kiểm nghiệm thực tế.

Về năng lực của PM, tập đoàn sản xuất nồi hơi, turbin cho nhiệt điện thủy điện, điện hat nhân lớn nhất nước Nga được hợp nhất từ 7 đơn vị sản xuất có truyền thống của Nga trong đó có Leningradsky Metallichesky Zavod (thành lập từ năm 1857), Electrosila (thành lập năm 1898)… Hiện, PM chiếm tới 95% thị phần sản xuất tại Nga, với 58.000 kỹ sư chuyên gia kỹ thuật, doanh số mỗi năm hàng tỷ USD. Sản phẩm nồi hơi, turbin của PM có mặt trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, máy của PM hoạt động rất tốt ở Thủy điện Hòa Bình... Với một bề dày truyền thống như vậy, không thể đưa ra đánh giá PM thiếu kinh nghiệm.

Và nguồn vốn tín dụng của Nga cần nhắc lại là LB Nga (trước đây là Liên Xô), đã giúp ta trong nhiều năm xây dựng và bảo vệ đất nước và hiện nay là hàng loạt dự án khai thác dầu khí, quốc phòng...

Trở lại dự án Nhiệt điện Long Phú 1, dư luận cho rằng dù quyết định thế nào, mỗi người Việt Nam đều mong muốn những người cầm cân nảy mực đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết.

Theo Kinh tế & Đô thị

Bạn có thể quan tâm