Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Công ty Nga khai thác gần 7 tấn kim cương mỗi năm

Công ty Alrosa sở hữu những mỏ quặng lớn gồm tại Nga với trữ lượng 1/3 toàn thế giới, với số lượng khai thác năm 2012 chiếm 27% toàn cầu.

Công ty Nga khai thác gần 7 tấn kim cương mỗi năm

Công ty Alrosa sở hữu những mỏ quặng lớn gồm tại Nga với trữ lượng 1/3 toàn thế giới, với số lượng khai thác năm 2012 chiếm 27% toàn cầu.

Khác với vàng được dùng như phương tiện thanh toán, cất trữ gắn liền với lịch sử loài người, kim cương mới chỉ phổ biến trong khoảng 2 thế kỷ gần đây. Theo Wikipedia, kim cương được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ cách đây 6000 năm nhưng mới chỉ bắt đầu phổ biến từ thế kỷ 19 khi nhu cầu tiêu thụ gia tăng, sự phát triển khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế thế giới.

 

Do đặc trưng phụ thuộc vào công nghệ khai thác và gia công nên số lượng các công ty khai thác kim cương trên thế giới khá ít với một số tên tuổi lớn như Alrosa, De Beer, Rio Tinto,… Trong đó Alrosa là đại gia đứng đầu ngành khai thác nhưng lại được khá ít người biết đến.

Lượng kim cương thô mà Alrosa khai thác năm 2012 chiếm 27% tổng sản lượng toàn thế giới.

Viên kim cương của Liên bang Nga

Alrosa là thành lập năm 1992 với tiền thân là công ty khai thác kim cương Yakutalmaz thuộc sở hữu của chính phủ. Hiện nay chính phủ liên bang Nga sở hữu 51% và chính quyền cộng hòa Sakha nắm giữ 32% công ty khai thác này. Theo thông tin từ Alrosa, công ty này sở hữu những mỏ lớn gồm Mir, Aikhal, Udachny, Nyurbinskaya…với trữ lượng chứng minh khoảng 1/3 toàn thế giới.

 
Cổ đông sở hữu Alrosa.

Hiện nay kim cương được giao dịch thương mại nhiều nhất tại 2 nước: Liên bang Nga và Cộng hòa dân chủ Congo. Theo báo cáo của tổ chức British Geological Survey năm 2005, Nga sản xuất ra hơn 1/5 lượng kim cương trên toàn thế giới. Với vai trò quan trọng đối với kinh tế nên Alrosa rất được chính phủ Nga để mắt tới.

Để mở đường cho sự phát triển của ngành công nghiệp đặc biệt này, năm 1998 tổng thống Nga Boris Yeltsin ký quyết định ban hành bộ luật về kim loại và đá quý- có ý nghĩa quan trọng đối với Alrosa.

Năm 2008 khủng hoảng tài chính xảy ra khiến thị trường kim cương toàn thế giới suy giảm kéo theo khủng hoảng về giá. Để hỗ trợ ngành khai thác đá quý này, thủ tướng Vladimir Putin ra tuyên bố chính phủ Nga dành 1 tỷ USD để mua kim cương chưa cắt từ Alrosa.

Sản xuất kim cương nhiều nhất thế giới

Cuộc chơi trong ngành khai thác kim cương thế giới chỉ có một vài tên tuổi tham gia như Alrosa, De beers, Rio Tinto, BHP Biliton, Harry Winston và Petra Diamonds. Tuy nhiên chỉ có Alrosa và De Beers đóng vai trò là người chơi chính với sản lượng trên 30 triệu carats khai thác mỗi năm. Alrosa giữ vị trí đứng đầu với con số ổn định khoảng 34 triệu carats hàng năm. Trong khi De Beers dần lép vế khi sản lượng khai thác giảm từ 33 triệu carats năm 2009 xuống 27,9 triệu carats năm 2012.

Theo Alrosa, với 34,4 triệu carats (tương đương 6,88 tấn) khai thác công ty này thu về 4,5 tỷ USD từ việc bán kim cương thô với gía trung tính 194 USD/Carats. Năm vừa qua, lượng kim cương thô mà Alrosa khai thác được chiếm 27% tổng sản lượng toàn thế giới.

 
6 công ty khai thác kim cương lớn nhất thế giới năm 2012
(1 carat = 0,2g).

Nhưng không thể kiếm lời từ kim cương thô

Giá của kim cương biến động lớn phụ thuộc vào trình độ gia công gồm 4 yếu tố gồm: kỹ thuật cắt, màu sắc, hàm lượng và khối lượng (4 Cs). Mức giá của thứ đá quý này có thể dao động từ 125 USD đến hơn 60.000 USD tùy vào số carats.

 
Giá bán kim cương (nguồn: Aboutbuyingdiamonds.com).

Những tưởng buôn kim cương sẽ mang về bộn tiền cho Alrosa thế nhưng lợi nhuận của công ty này khá khiêm tốn. Nguyên nhân xuất phát từ việc công ty này chỉ buôn kim cương thô. Với 34,4 triệu Carats nhưng Alrosa chỉ mới lần đầu đạt 1 tỷ USD lợi nhuận trong năm 2012. Giao dịch kim cương thô của Alrosa nhiều nhất với các khách hàng đến từ Bỉ. Đất nước này nổi tiếng với thành phố Antwerp vốn được coi là thủ đô kim cương của thế giới.

Tại Antwerp có hơn 1.500 công ty với hơn 3.500 nhân viên môi giới và công nhân cắt kim cương. Khoảng 84% kim cương thô được đưa đến thành phố này gia công mang về doanh thu khổng lồ 54 tỷ USD năm 2012.

Để gia tăng lợi nhuận, Alrosa chỉ còn cách nâng cao trình độ gia công đối với kim cương thô. Đây là một trong những chiến lược được công ty này triển khai mạnh trong năm 2012. Chi phí R&D của Alrosa năm vừa qua đạt 57,5 triệu USD tăng 68% trong đó dành cho thiết kế, khai thác tăng 67% so với năm 2011.

 
Hoạt động kinh doanh của Alrosa qua các năm.
 
Cơ cấu doanh thu chia theo khu vực địa lý năm 2012.

Theo CafeBiz/Trí Thức Trẻ

Theo CafeBiz/Trí Thức Trẻ

Bạn có thể quan tâm