Trong 3 ngày 31/10 đến 2/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020.
Sáng nay, một phó thủ tướng sẽ thay mặt Chính phủ giải đáp các vấn đề đại biểu nêu.
-
Cần rõ địa chỉ chịu trách nhiệm
ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho biết ông có băn khoăn về tính chính xác, độ tin cậy của một số chỉ tiêu, nhất là chỉ tiêu tăng GDP trong vài năm qua. Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư có giải trình và được cơ bản đồng tình.
Chính phủ cần xem xét, điều chỉnh một số chỉ tiêu để phản ánh đầy đủ tình hình đời sống như chỉ tiêu thất nghiệp ở thành thị, vì 70% dân số sống ở nông thôn.
Chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng, cũng có nhiều đại biểu nêu tình trạng chặt phá rừng, chuyển rừng tự nhiên thành rừng trồng, khiến rừng không giữ được nước, hệ quả là thảm họa thiên nhiên. Tính độ che phủ rừng là chưa đủ, mà cần chỉ tiêu giữ vững và bảo vệ rừng tự nhiên. Chính phủ cần bổ sung chỉ tiêu này.
Ông cũng ghi nhận sự cầu thị của Chính phủ trong nhìn nhận các yếu kém, nhưng giải pháp chưa rõ cụ thể mục tiêu, giải pháp, và địa chỉ chịu trách nhiệm để theo dõi, giám sát.
-
“Luật sau sửa luật trước, một luật sửa nhiều luật”
Đại biểu Bùi Văn Xuyền cũng đề nghị có giải pháp với tình trạng luật sau sửa luật trước, một luật sửa nhiều luật.
Với các dự án hợp tác công tư, nhất là BT, BOT, ông đề nghị xây khung pháp lý vững chắc để điều chỉnh toàn bội nội dung. Nếu xử lý như hiện nay giảm phí, giảm thời gian thu phí là tình thế trước mắt, không mang lại ổn định lâu dài trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
-
Đại biểu hiến kế để xóa trục lợi bảo hiểm y tế
Với tư cách một đại biểu Quốc hội ngành y tế, ông Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) muốn góp một góc nhìn khác liên quan đến lĩnh vực này. Nêu ra các nguyên tắc cơ bản về quản lý bảo hiểm y tế, ông cho rằng cải tổ đầu vào sẽ cải thiện đáng kể chuyện bảo hiểm y tế, xóa tình trạng trục lợi bảo hiểm.
-
-
'Đại biểu nói phân bón Thuận Phong không có dấu hiệu hình sự, tôi không yên tâm chút nào'
“Các cơ quan tố tụng của Đồng Nai đã họp và nhận định không có dấu hiệu hình sự nên không khởi tố”, dẫn lại lời phát biểu của đại biểu Hồ Văn Năm trước hội trường ngày hôm qua, ông Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cho biết "không yên tâm chút nào.
"Đại biểu đang giải thích trước Quốc hội, nhân dân, nếu không có dấu hiệu tội phạm, cần có bằng chứng, thì nhân dân mới an lòng", ông Sơn nói.
Ông cho biết ông nhận rất nhiều người cuộc gọi cho tôi để trao đổi về vụ việc. Tra lại tài liệu ông có được, ông Sơn cho rằng "tài liệu tôi có đều đi ngược lại điều đại biểu Năm giải thích trước hội trường. Cơ quan chức năng có vẽ đã tách riêng, chẻ nhỏ từng hành vi, đẩy lui về giới hạn xử phạt hành chính".
Đại biểu Sơn kiến nghị Quốc hội và các cơ quan chức năng tiếp tục đeo bám vụ việc phân bón.
-
Để dịch tràn lan, chết người mới khoanh vùng thì sao kịp?
Xin được trao đổi lại với Bộ trưởng Y tế, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) gay gắt: "Nói như Bộ trưởng Y tế, cơ bản dịch bệnh là do thời tiết". Trong khi đó, việc quản lý không khoanh vùng dịch, công bố dịch kịp thời, để dịch tràn lan, chết người mới làm thì sao kịp.
Trước đó, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã giải trình trên diễn đàn Quốc hội về dịch bệnh sốt xuất huyết chiều qua. Theo bà, năm nay số người bị sốt xuất huyết tăng 40% so với năm ngoái. Một trong các nguyên nhân được Bộ trưởng Y tế đề cập đến là biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, mưa cũng nhiều. Ngoài ra, đây cũng là chu kỳ, khi một thời gian lâu không mắc bệnh nên miễn dịch giảm, số người chưa mắc nhiều nên vừa qua dịch lớn. Các nước trong khu vực dịch cũng kéo dài và người chết thậm chí nhiều hơn Việt Nam...
Liên quan đến bảo hiểm xã hội, quan trọng là phải giữ tiền. Đầu vào thế nào, cán bộ ra sao rất quan trọng. Giữ tiền để bảo vệ dân, nhưng không chi tiền tràn lan. Tiền đấu thầu 1 lần giảm mấy trăm tỷ. Chi tiền cho những vụ VNPharma, có đáng chi không? Bệnh viện kê giường ra ngoài, thanh niên khỏe mạnh nằm ở đó. Bệnh viện nhốn nháo, bác sĩ không an tâm, vì dễ bị hành hung. Người dân và bác sĩ đều lo lắng trước những kẻ hung đồ.
"Cần xem lại công tác quản lý của ngành y tế", đại biểu Nhưỡng đề xuất.
-
Sao cứ phải đẩy vụ việc lên Thủ tướng mới chuyển được?
Dẫn lại vụ quán cà phê Xin Chào và một loạt vụ khác, ĐB Nguyễn Trung Thành đặt câu hỏi: Nếu dư luận báo chí không nêu, liệu các vụ việc có được phát hiện, và còn bao nhiêu vụ chưa được phát hiện? Tại sao các cơ quan có thẩm quyền giải quyết trực tiếp không tự mình xử lý mà phải đợi có yêu cầu từ trên xuống? Tại sao Bộ Nội vụ, các cơ quan phải đợi chỉ đạo của Thủ tướng thì mới thực hiện trách nhiệm kiểm tra của mình? Tại sao sự việc cứ phải đẩy lên Thủ tướng thì mới chuyển được?
-
Sao cứ phải đẩy vụ việc lên Thủ tướng mới chuyển được?
Dẫn lại vụ quán cà phê Xin Chào và một loạt vụ khác, ĐB Nguyễn Trung Thành đặt câu hỏi: Nếu dư luận báo chí không nêu, liệu các vụ việc có được phát hiện, và còn bao nhiêu vụ chưa được phát hiện? Tại sao các cơ quan có thẩm quyền giải quyết trực tiếp không tự mình xử lý mà phải đợi có yêu cầu từ trên xuống? Tại sao Bộ Nội vụ, các cơ quan phải đợi chỉ đạo của Thủ tướng thì mới thực hiện trách nhiệm kiểm tra của mình? Tại sao sự việc cứ phải đẩy lên Thủ tướng thì mới chuyển được?
-
-
Đại biểu chất vấn chuyện thí điểm Uber, Grab
ĐB Dương Minh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu) nêu vấn đề công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải còn nhiều bất cập. Cơ quan quản lý nhà nước chưa kịp thời ban hành quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải. Đa phần các vụ tai nạn giao thông đều liên quan đến loại hình kinh doanh vận tải bằng ôtô.
Nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải chậm sửa đổi dẫn đến hàng loạt bất cập đang nổi lên.
Xe Uber, Grab cho thí điểm đến năm thứ 3, nhưng cơ quan chức năng không nêu quan điểm, chính kiến rõ ràng, mà để địa phương quyết định. Có người thắc mắc sao phải thí điểm Uber, Grab thời gian lâu đến thế? Do thận trọng hay vì lý do gì khác. Hiện nay, số xe chạy Uber, Grab đã hơn 50.000 xe.
-
Không để dân thi thoảng giật mình vì vỡ quỹ bảo hiểm
ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng y tế và bảo hiểm y tế thường xuyên xung đột. Thực ra cả 2 cùng không có lỗi mà cả 2 thực hiện chức năng của họ: Y tế cần kinh phí, bảo hiểm thì phải lo giữ để không vỡ quỹ. Hầu hết việc làm của hai cơ quan là đúng trách nhiệm.
Từng quản lý một đơn vị, hàng năm bảo hiểm thanh toán hàng chục nghìn tỷ, có trục trặc, ngồi trao đổi, tháo gỡ có lý, có tình, ông cho rằng giải pháp trước mắt là 2 bên cần cởi mở, thẳng thắn và chân thành hơn, tháo gỡ những vướng mắc, vì lợi ích bệnh nhân. Nếu một bên thắng, một bên thua, bệnh nhân sẽ thiệt thòi.
Họ đều đang làm hết sức mình để phục vụ người bệnh. Vướng mắc là do luật. Thụ hưởng y tế không có trần, vô hạn, trong khi bảo hiểm y tế có trần, hết sức vô lý. Một loạt quy định làm rối tung hoạt động y tế và bảo hiểm y tế, với 6.000 hướng dẫn, tốn 2-3 năm để soạn, duyệt xong thì lạc hậu, mất tính mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo của người thầy thuốc.
"Luật là cơ chế, hãy để y tế có quyền quyết định việc bảo vệ, đừng bắt bảo hiểm y tế làm ông chủ bất đắc dĩ, người dân có quyền lựa chọn dịch vụ phù hợp với đồng tiền mình đóng, không để nhân dân thi thoảng lại giật mình vì vỡ quỹ bảo hiểm y tế", ông nói.
-
'Giá có thêm chỉ số lòng tin'
Ghi nhận việc đạt 13 chỉ tiêu kinh tế, xã hội, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đặt vấn đề giá có thêm chỉ số lòng tin thì sẽ bền vững.
Nói về niềm tin, ông Quốc muốn trở lại sự kiện đúng 1 kỳ họp, là sự việc ở Đồng Tâm.
"Đây là vụ việc khủng hoảng về lòng tin hơn là vụ việc hình sự. Vấn đề Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan trách nhiệm phải quan tâm là những đề đạt, ý kiến của dân không được quan tâm giải quyết kịp thời, tích tụ thành tức nước vỡ bờ".
Đến nay, khi TP Hà Nội, Chính phủ chỉ đạo sát sao, giải quyết vụ việc Đồng Tâm, thì 2 tháng rưỡi nay người dân Đồng Tâm có kiến nghị liên quan đến kết uận của Hà Nội chưa được trả lời kể cả Thủ tướng. Liệu có lặp lại chuyện cũ?
"Kỳ họp trước, tôi gửi thư cho 7 lãnh đạo Chính phủ và Hà Nội, chỉ Thủ tướng trả lời tôi. Tôi nêu câu hỏi nhiều cử tri gửi tôi: Tại sao lực lượng tinh nhuệ nhất, lại bị bắt giữ như cách nói của cơ quan có trách nhiệm. Vì họ giữ phẩm chất của cơ quan nhân nhân, không coi dân là kẻ thù", ông Quốc nói.
Chứng kiến ngày dân và người bị giữ ấy chia tay nhau. Không biết Hà Nội thanh toán tiền cơm cho họ chưa? Họ bỏ tiền túi nuôi cán bộ.
"Chúng tôi tán thành thượng tôn pháp luật, xử lý đến cùng, đã khởi tố người dân Đồng Tâm vi phạm nhưng những cán bộ đánh dân, vi phạm pháp luật vẫn đứng ngoài, làm dân bức xúc.
Chúng ta lại kêu gọi dân ra đầu thú. Theo tôi, gọi đầu thú là không phù hợp. Chúng ta hết cách đối thoại với dân rồi sao?
Để bắt số lượng ấy, có cả phụ nữ, trẻ em tham gia. Sao không xuống với dân, nghe dân... Suy cho đến cùng, không phải bắt bớ mà lắng nghe dân. Cần Đồng Tâm không phải bài học tiêu cực mà cần tránh lặp lại. Cần trả lời cho dân khi họ chưa thông với kết quả thanh tra của Hà Nội", ĐB Quốc nói.
-
Nuôi lợn 2 chuồng, trồng rau 2 luống là cực kỳ nguy hiểm
Theo ông Dương Trung Quốc, kỳ trước, ta bàn về an toàn thực phẩm, nói đến nhiều tác hại nhưng thiệt hại còn lớn hơn nhiều. Hiện tượng nuôi lợn 2 chuồng, trồng rau 2 luống, mang độc hại cho người dân của mình là cực kỳ nguy hạn.
Chúng tôi trước đây nghiên cứu về nạn đói năm 1945, cực khủng khiếp. "Các bạn Nhật Bản bảo nạn đói đấy mà người ta không ăn thịt nhau, người nghèo không tranh đoạt nhau. Nên rõ ràng chúng ta phải thấy suy thoái đạo đức là nguy hiểm thế nào. Kinh tế có thể vực dậy được nhưng suy thoái đạo đức không dễ vực dậy", ông nói.
Đại biểu này cũng đề cập câu chuyện Khaisilk, châu Âu đưa thẻ vàng cảnh cáo và đánh giá "đó là hết sức nguy hại".
-
Bảo vệ danh tiếng doanh nghiệp, quyền lợi của triệu hộ dân ai lo?
Trao đổi tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương - Ninh Thuận cho biết ông là người đầu tiên đưa ra nghị trường suốt 2 nhiệm kỳ xử lý vụ Thuận Phong. Tuy nhiên vụ việc cho đến nay vẫn chưa được xử lý, gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. Vụ việc rất đau xót, ai cứu người nông dân?
Tôi đồng tình với các đại biểu, mỗi người có một quan điểm và không muốn các đoàn trong Quốc hội phản ứng với nhau trên diễn đàn. Tuy nhiên, đại biểu Hồ Văn Năm (Đồng Nai) phát biểu gây ra nhiều phẫn uất trong xã hội. Ông Năm vốn là Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai trong thời gian diễn ra vụ việc.
Ông Năm có nói cần phải cân nhắc vụ việc do liên quan đến danh tiếng của doanh nghiệp. Cân nhắc gì mà cân nhắc hơn hai năm vẫn chưa xong. Chưa nói gì đến thiệt hại đến hàng triệu hộ nông dân. Vụ việc chưa được xử lý. Có nên bảo vệ một doanh nghiệp kinh doanh phân bón kém chất lượng, hay kinh doanh hàng giả hay không? -
Phó thủ tướng đề nghị đại biểu chờ điều tra, không tranh luận thêm về vụ Thuận Phong
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình xin báo cáo Quốc hội liên quan đến vụ án phân bón giả Thuận Phong. Theo đó, vụ án này 6 bộ ngành trung ương đã thống nhất trả lời văn bản của Bộ Công an về kết quả giám định chất chính trong thành phần loại phân bón này, chưa đạt, theo quy định của pháp luật là giả.
Việc sử dụng kết quả trả lời của các bộ ngành do các cơ quan tư pháp. bneesu cần thì cơ quan tư pháp trưng cầu giám định. Viện kiểm sát tối cao đã yêu cầu Viện kiểm sát Đồng Nai hủy quyết định không khởi tố vụ án hình sự và viện đã thực hiện. Vụ án đang tiếp tục điều tra. Có tội hay không có tội phụ thuộc vào quá trình điều tra và quyết định của cơ quan tư pháp. Chúng ta giám sát chặt chẽ.
Ông đề nghị đại biểu chờ kết quả và không tranh luận thêm tại hội trường.
-
-
Trên nóng, dưới vẫn lạnh thì phải thay thế
Nhắc lại nhận xét của nhiều đại biểu về việc trên nóng dưới còn lạnh, ông Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng trên cứ nóng, dưới phải nóng theo, dưới cứ lạnh thì phải thay thế.
Các nhà kinh tế thường dựa vào các yếu tố mạnh yếu, nguy cơ và thời cơ để tìm ra giải pháp. Khi xác định đúng điều này mới có thể tìm được giải pháp tốt.
-
Tăng trưởng không phụ thuộc Samsung
Thay mặt Chính phủ giải đáp các vấn đề đại biểu nêu trong 3 ngày thảo luận kinh tế - xã hội, Phó thủ tướng Trịnh Định Dũng khẳng định tăng trưởng GDP thời gian qua không phụ thuộc vào Samsung hay một vài sản phẩm như thép. Đó là kết quả của tăng trưởng đồng đều ở nhiều ngành, lĩnh vực. Trong đó, lần đầu tiên tăng trưởng không phụ thuộc vào ngành khai khoáng.