Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Cắt ngọn' ở 8B Lê Trực sao cần tới 9 tháng?

Chuyên gia xây dựng cho rằng, việc phá dỡ giai đoạn 1 dự án 8B Lê Trực chỉ cần 2-3 tháng. Sở Xây dựng Hà Nội cần trả lời lý do chấp thuận phương án dài 9 tháng.

Ngày 24/11, tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm ​- Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, mất tới 9 tháng để phá dỡ tum và tầng 19 dự án 8B Lê Trực trong 9 là quá dài.

“Chủ đầu tư đưa ra thời hạn dài thế mà Sở Xây dựng Hà Nội cũng chấp thuận thì cần hỏi lý do ở cơ quan này. Tôi cho rằng chỉ cần 2-3 tháng là có thể xử lý xong phần vi phạm này”​, tiến sĩ Liêm nói.

Ông Liê​m cũng cho hay, cần đấu thầu việc “cắt ngọn” phần vi phạm của dự án 8B Lê Trực để tìm được đơn vị thi công tốt nhất, chi phí hợp lý nhất.

“Muốn thi công nhanh và an toàn, chủ đầu tư cần có nhiều công nhân và máy móc hiện đại. Chứ kiểu làm đủng đỉnh, câu giờ, ngày làm mấy tiếng thì bao giờ mới xong?", ông Liêm đặt câu hỏi.

Công nhận phá dỡ phần vi phạm của dự án 8B Lê Trực.

Theo vị Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, chủ đầu tư cần chọn thời điểm “cắt ngọn” phù hợp để đảm bảo an toàn cho người dân và không ảnh hưởng đến giao thông. Còn chính quyền phải giám sát chặt chẽ, khi chủ đầu tư chậm thi công phải xử lý ngay, tránh kéo dài”​, ông Liêm phân tích. 

Trước thông tin chủ đầu tư muốn hiến tặng phần vi phạm cho nhà nước sử dụng vào mục đích công cộng, tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm cho rằng, đó là hành vi coi thường chính quyền và trốn tránh trách nhiệm chi phí tháo dỡ.

"Phần vi phạm để lại sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình. Nếu đề xuất này được chấp thuận thì ai cũng xây dựng sai rồi hiến tặng cho nhà nước là xong”​, tiến sĩ Liêm nhận định.

Hiến tặng nhà nước 5 tầng sai phép ở 8B Lê Trực?

Đại diện dự án 8B Lê Trực cho hay, thay vì phá dỡ, hãy dùng phần xây dựng sai phép này phục vụ cộng đồng. Còn lãnh đạo Hà Nội khẳng định, làm sai thì cần đập bỏ dù lãng phí.

Chiều 24/11, ông Đỗ Thế Hùng ​- Giám đốc Ban quản lý dự án 8B Lê Trực cho biết, đây mới là phương án đề xuất của chủ đầu tư chứ chưa có gì cụ thể.

Một ngày trước đó, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách Đảng bộ Hà Nội khẳng định, thành phố không đồng ý với đề xuất này, sai phạm thế nào xử lý như thế, không thể dùng hình thức hiến tặng để đổi cho cái sai đã xảy ra.

Hôm 21/11, chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực bắt đầu tháo dỡ giai đoạn 1 (phần tum và tầng 19), với thời gian dự kiến 9 tháng, chi phí gần 12 tỷ đồng.

Theo nhà chức trách, dự án 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội) có nhiều sai phạm. Cụ thể, từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế, song chủ đầu tư không thực hiện (đã xây thẳng đến mái).

Phần giật cấp đầu hồi phía đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m, công trình giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía tây nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn.

Theo giấy phép xây dựng, chiều cao công trình đến đỉnh tum thang là 53 m nhưng chủ đầu tư tự ý điều chỉnh tăng chiều cao các tầng, xây dựng thêm tầng 19; tổng chiều cao thực tế khoảng 69 m (vượt 16 m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn xây dựng khoảng 36.000 m2​, tăng hơn 6.100 m2 so với giấy phép.

Bí thư Hà Nội: Nhà 8B Lê Trực sai 16 m thì cắt 16 m

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định, thành phố phải coi sai phạm tại cao ốc 8B Lê Trực là điển hình để xử lý nhằm răn đe cho các công trình khác.

Thắng Quang

Bạn có thể quan tâm