Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cắt giảm 30% kinh phí hội nghị, khảo sát ở nước ngoài

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, các đơn vị, địa phương phải triệt để tiết kiệm, thực hiện rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết.

Trả lời câu hỏi của báo chí và dư luận về kế hoạch đảm bảo nguồn tăng lương 11.000 tỷ đồng cho cán bộ, công chức, viên chức từ 1/5/2016, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, Chính phủ đã sẽ ban hành nghị quyết yêu cầu tiết kiệm với các bộ, cơ quan trung ương, và các địa phương.

Theo đó, các đơn vị, địa phương phải triệt để tiết kiệm, thực hiện rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, cấp bách. Đặc biệt, Chính phủ sẽ yêu cầu cắt giảm 30% kinh phí hội nghị, hội thảo, đoàn ra khảo sát, đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài.

Ngoài ra, việc sắp xếp các nhiệm vụ chi, chủ động bố trí dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 được giao để điều chỉnh tiền lương cũng được tính đến. Đối với một số địa phương ngân sách khó khăn, Bộ trưởng Nên cho biết, ngân sách trung ương sẽ có hỗ trợ để bảo đảm nguồn điều chỉnh vào tháng 5.

Nợ của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước gần 1,57 triệu tỷ đồng

Theo báo cáo của Chính phủ, đến hết năm 2014, tổng số nợ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là gần 1,57 triệu tỷ đồng, gấp 1,41 lần so với vốn chủ sở hữu (mức quy định chung là không quá 3 lần). Thống kê cho thấy, hàng năm các doanh nghiệp vẫn chủ động bố trí nguồn, cơ bản trả nợ đúng hạn.

Hiện nay, trong cơ cấu nợ công thì 80% là nợ Chính phủ, 19% là nợ Chính phủ bảo lãnh và 1 % là nợ chính quyền địa phương. Con số tính theo GDP thì phần nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 11,4%.

Theo người phát ngôn của Chính phủ, việc cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn là để tạo điều kiện cho các đơn vị này có thể huy động được nguồn vốn có giá trị lớn mà đôi khi các tổ chức tín dụng đòi hỏi việc thu xếp vốn cho các dự án có yêu cầu điều kiện bảo lãnh. Ngoài ra, chi phí của khoản vay có bảo lãnh sẽ thấp hơn so với trường hợp doanh nghiệp trực tiếp vay thương mại thông thường.

Việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài thực hiện các dự án đầu tư cấp bách, trọng điểm và có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong các giai đoạn nguồn vốn trong nước không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển.

Tuy nhiên, vì là người đi vay, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn phải có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích, tự chịu mọi rủi ro và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn.

Chính phủ đã chỉ đạo việc cấp và quản lý các khoản nợ có bảo lãnh này phải thực hiện trong hạn mức hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc quản lý chặt chẽ điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên sẽ phải được thực hiện rốt ráo, tiến tới thu hẹp bảo lãnh và kiểm soát việc bảo đảm trả nợ.

Nợ khó đòi của các 'ông lớn' Nhà nước tăng gần 19%

Nợ phải thu và khó đòi đều tăng là nội dung Chính phủ cho biết tại báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của các doanh nghiệp Nhà nước.

 

Nguyễn Hưng

Bạn có thể quan tâm