Ngày 3/11, Cục Quản lý đường bộ 4 (thuộc Tổng cục Đường bộ - Bộ Giao thông Vận tải) cho biết tiến độ sửa chữa tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương đạt hơn 60%. Đây là giai đoạn 2 sửa chữa sau khi tuyến cao tốc dừng thu phí từ đầu năm 2019.
Trước đó, công tác khắc phục được triển khai hồi tháng 8, nhưng bị lùi lại do nhà thầu làm thủ tục cấp phép cho phương tiện, nhân lực, khi nhiều tỉnh, thành phía nam siết chặt giãn cách xã hội.
Về công tác khắc phục, đơn vị quản lý cho biết vị trí mặt đường xuống cấp được nhà thầu cào bóc lớp nhựa cũ, bù vênh, sau đó thảm bê tông nhựa hoàn chỉnh dày 2-8 cm; tạo nhám mặt đường... Riêng khu vực trạm thu phí cùng hành lang bảo vệ dọc tuyến được sơn sửa, khắc phục vị trí xuống cấp.
Cục Quản lý đường bộ 4 cũng cho biết trước đó, trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, trên công trường bố trí "3 tại chỗ", công nhân được xét nghiệm nCoV định kỳ 3 ngày/lần. Đa số công nhân được tiêm hai mũi vaccine.
Cuối tháng 7/2020, cao tốc TP.HCM - Trung Lương bắt đầu được khắc phục, sửa chữa với kinh phí 22 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành. Khối lượng cần sửa chữa lớn và kinh phí giới hạn nên hiện mới tiếp tục triển khai giai đoạn 2.
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương có 4 làn xe, đi qua TP.HCM, Long An, Tiền Giang. Đây là cao tốc đầu tiên ở miền Nam được hoàn thành năm 2011. Cuối năm 2018, cao tốc được thu phí và bán quyền thu phí. Ngày 1/1/2019, Thủ tướng chỉ đạo dừng thu phí. Sau đó, Tổng cục Đường bộ giao lại Cục Quản lý đường bộ 4 quản lý.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận trước ngày thông xe
1.500 cán bộ, kỹ sư, công nhân được huy động làm việc trên công trường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (đi qua Tiền Giang) để đảm bảo tiến độ thông xe kỹ thuật vào ngày 30/11.
Đường về miền Tây ùn tắc nghiêm trọng
Không chỉ quốc lộ 1 mà cao tốc TP.HCM - Trung Lương cũng kẹt xe liên tục khiến nhiều người mất nửa ngày vẫn chưa về tới nhà.
105 tỷ đồng sửa chữa cao tốc TP.HCM - Trung Lương
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương tiếp tục được khắc phục hư hỏng trên 62 km toàn tuyến với kinh phí 105 tỷ đồng.