Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh sát ngăn đồng nghiệp ghì cổ người biểu tình ở Mỹ

Hình ảnh từ đoạn băng cho thấy một viên cảnh sát tại Seattle đã sử dụng phương thức đè gối lên cổ - từng gây ra cái chết của George Floyd - để khống chế một người biểu tình.

Cảnh sát Mỹ ngăn đồng nghiệp ghì cổ người biểu tình ở Seattle Một viên cảnh sát tại Seattle đã sử dụng phương thức đè gối lên cổ - từng gây ra cái chết của George Floyd - để khống chế một người biểu tình.

Theo Independent, hình ảnh từ đoạn băng cho thấy một sĩ quan cảnh sát ở Seattle đã dùng đầu gối để đè lên cổ của một người biểu tình - phương thức mà sĩ quan Derek Chauvin ở Minneapolis đã sử dụng và gây ra cái chết của ông George Floyd.

Lực lượng an ninh khi đó đang phản ứng trước việc một cửa hàng điện thoại của hãng T-Mobile bị đập phá và cướp bóc tối 30/5.

Nhà báo Matt McKnight đã ghi lại cuộc đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình, với nhiều người bị khống chế và bắt giữ. Đoạn băng sau đó được chia sẻ lên Twitter.

De goi len co anh 1

Viên cảnh sát dùng đầu gối đè lên cổ một người biểu tình ở Seattle.

Một người đàn ông mặc áo cam bị hai sĩ quan khống chế và đè xuống đất, một sĩ quan đã dùng đầu gối để đè lên gáy anh này.

Nhiều người khác ở hiện trường đã hô lớn: "Bỏ chân ra khỏi cổ anh ấy" - khi người đàn ông áo cam bị đè xuống mặt đất. Sĩ quan còn lại đã dùng tay để đẩy đầu gối của đồng nghiệp ra khỏi gáy của người bị bắt.

Ngay trước đó, sĩ quan nói trên có vẻ cũng đè gối lên cổ một người biểu tình khác.

Làn sóng biểu tình đang lan rộng trên khắp nước Mỹ, diễn ra ở ít nhất 30 thành phố trong cuối tuần vừa qua, để phản đối việc cảnh sát sử dụng vũ lực không cần thiết gây ra cái chết của người đàn ông da đen 46 tuổi - George Floyd - ở thành phố Minneapolis của bang Minnesota.

Cảnh sát đè đầu gối lên cổ người đàn ông da màu tử vong ở Mỹ Bốn nhân viên cảnh sát ở thành phố Minneapolis, Mỹ bị sa thải hôm 26/5 vì liên quan tới cái chết của một người da màu không vũ trang.

Bạo động rung chuyển một loạt thành phố Mỹ

Ít nhất 25 thành phố ở 16 bang phải áp đặt lệnh giới nghiêm trong bối cảnh làn sóng biểu tình phản đối lan rộng ở Mỹ, sau vụ George Floyd chết vì bị một cảnh sát đè lên cổ.

Ai đứng sau những vụ cướp phá và bạo động ở Minneapolis?

Thống đốc Minnesota cho rằng "các nhân tố" khủng bố nội địa, chủ nghĩa cực đoan đã "tấn công Minneapolis", nhưng Guardian bình luận thành phần người biểu tình đa dạng hơn nhiều.

Sơn Trần

Bạn có thể quan tâm