Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh sát giao thông được nổ súng khi nào?

Cảnh sát giao thông bắn người đi đường ở Thanh Hóa có thể bị xem xét truy cứu hình sự nếu 2 nạn nhân bị thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe.

Cảnh sát giao thông được nổ súng khi nào?

Cảnh sát giao thông bắn người đi đường ở Thanh Hóa có thể bị xem xét truy cứu hình sự nếu 2 nạn nhân bị thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe.

Luật sư Trịnh Anh Dũng (Trưởng văn phòng Luật sư Trịnh, Hà Nội) cho rằng, việc CSGT bắn 2 người đi xe máy mà báo chí nêu đã có dấu hiệu vi phạm quy định sử dụng công cụ hỗ trợ. Thậm chí, nếu sức khỏe của 2 người bị bắn thiệt hại nghiêm trọng, viên CSGT này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư Trịnh Anh Dũng cho biết, theo Pháp lệnh “quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ”, súng cao su nằm trong danh sách “công cụ hỗ trợ”.

Ông cho hay, theo Pháp lệnh nói trên, khi thi hành công vụ chỉ được sử dụng công cụ hỗ trợ khi ngăn chặn người đang có hành vi đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người khác; bắt giữ người theo quy định của pháp luật; thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 - Điều 234. BLHS quy định về tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ:

Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Người thi hành công vụ cũng có thể bắn súng cao su trong trường hợp giống với điều kiện được nổ súng (vũ khí). Trong đó có tình huống được phép bắn vào phương tiện giao thông nhưng trong trường hợp như: Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn; ...

Vị luật sư này cho rằng với thông tin báo chí nêu, cho thấy, việc nổ súng của viên CSGT không thuộc trường hợp nào được cho phép trong Pháp lệnh “quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ”.

Do đó, theo ông Dũng, CSGT này có thể bị xem xét truy cứu hình sự về tội “vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ” nếu 2 nạn nhân kia bị thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe. Nếu chưa đến mức truy cứu hình sự, cán bộ CSGT này sẽ bị xử lý hành chính và có trách nhiệm bồi thường dân sự.

Một cán bộ CSGT công tác lâu năm trong ngành cũng cho biết, theo quy định, điều kiện để cảnh sát nổ súng rất khắt khe. Trong trường hợp thấy người đi xe máy lạng lách, đánh võng, cán bộ này chỉ có thể gọi lực lượng hỗ trợ chứ không thể đuổi theo rồi nổ súng tùy tiện được.

Qua điện thoại, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (C67 - Bộ Công an) cho hay mới chỉ biết thông tin qua báo chí chứ chưa được báo cáo về vụ việc. Khi được hỏi về quy định sử dụng súng cao su đối với CSGT, người đứng đầu lực lượng C67 từ chối trả lời.

Trước đó, tại TP. Thanh Hóa xảy ra vụ CSGT nổ súng làm 2 người đi xe máy bị thương. Nguyên do, 2 thanh niên này không đội mũ bảo hiểm chạy trên đường, Đại úy Trần Ngọc Hoàng (SN 1967, hiện đang công tác tại Đội CSGT, Công an TP.Thanh Hóa) đuổi theo và rút súng cao su bắn.

Khoản 3 - Điều 22. Pháp lệnh “quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ” quy định về các trường hợp được nổ súng gồm:

a) Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;

c) Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

d) Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại;

e) Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:

Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;

Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;

Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;

g) Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

Điều 33. Pháp lệnh này quy định, được sử dụng công cụ hỗ trợ trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 22 nói trên;

b) Ngăn chặn người đang có hành vi đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người khác,

c) Bắt giữ người theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.

Theo Khám Phá

 

 

Theo Khám Phá

Bạn có thể quan tâm