Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh sát Croatia bị tố sơn chữ thập lên đầu, ‘làm nhục’ người tị nạn

Cảnh sát Croatia bị cáo buộc sơn hình chữ thập lên đầu người tị nạn, vượt biên từ Bosnia vào Croatia. Các NGO coi đây là “hành vi làm nhục” của cảnh sát đối với người di cư.

Liên Hợp Quốc đã đề nghị chính phủ Croatia điều tra các cáo buộc này.

“Rõ ràng một trong những mục đích của chiến thuật này là làm nhục người tị nạn, người di cư muốn vượt biên”, Jack Sapoch từ tổ chức No Name Kitchen (Bếp Vô danh), một NGO hoạt động cách biên giới 2 km, nói với Guardian.

Ngày 6/5, các nguồn tin ở Bosnia báo với tổ chức No Name Kitchen rằng có một nhóm người bị đẩy lại, sau khi đã bị sơn hình chữ thập màu da cam lên đầu. Nhóm người này cũng bị cướp tiền, điện thoại, thậm chí cướp giày.

Ngày 7/5, một nhóm khác trở về trại tị nạn ở Bosnia cũng kể lại chuyện tương tự.

son dau nguoi ti nan anh 1

Các tổ chức NGO cho rằng đây là một chiến thuật nhằm làm nhục những người vượt biên. Ảnh: No Name Kitchen.


Cảnh sát Croatia chưa phản hồi yêu cầu bình luận của Guardian. Trước đó, giới chức Croatia luôn nhắc đến việc cần phải bảo vệ biên giới.

Mỗi đêm, các nhóm người xin tị nạn cố gắng vượt biên từ Bosnia vào Croatia, một thử thách đầy hiểm nguy, vì cảnh sát Croatia đã đợi sẵn. Trang bị súng, dùi cui, kính nhìn ban đêm, cảnh sát Croatia tuần tra đường biên giới này, cũng là đường biên giới dài nhất giữa trong và ngoài Liên minh châu Âu (EU).

son dau nguoi ti nan anh 2

Người di cư thường bị đánh, bị bắn, bị cướp, thậm chí lột quần áo, theo ghi nhận của các tổ chức hoạt động. Ảnh: No Name Kitchen.

Theo Guardian, các nhân viên cứu trợ, bác sĩ, biên phòng và các quan chức Liên Hợp Quốc đã ghi nhận nạn bạo lực, lạm dụng có hệ thống dưới tay cảnh sát, trong đó người di cư thường bị đánh, bị bắn, bị cướp, thậm chí lột quần áo.

Cơ quan người tị nạn của Liên Hơp Quốc, UNHCR, cho biết “quan ngại sâu sắc về các thông tin về bạo lực và ngược đãi đối với người di cư, người tị nạn, dưới tay cảnh sát Croatia”.

UNHCR cho biết đã nhận được, và chia sẻ với giới chức Croatia, các báo cáo đáng tin cậy về những người nói họ bị trao trả trái pháp luật từ Croatia về Bosnia và Serbia.

Giữa tháng 9/2019 và tháng 1/2020, UNHCR báo cho giới chức Croatia 100 trường hợp đẩy người từ Croatia về lại Bosnia và Serbia, mà theo UNHCR là trái pháp luật.

14 người chết ở Ấn Độ vì nằm trên đường ray khi xe lửa chạy qua

Nhóm công nhân nhập cư đang nằm ngủ trên đường ray thì xe lửa chạy qua, khiến ít nhất 14 người tử vong.

Dân nhập cư Singapore sống thiếu thốn vì dịch bệnh

Hàng trăm nghìn công nhân nhập cư đang bị mắc kẹt ở những khu nhà trọ tại Singapore, vật lộn trong điều kiện chật chội và thiếu thốn.

Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm