Cảnh sát chống bạo động đứng trên đường phố thủ đô Bangkok của Thái Lan rạng sáng 15/10, sau khi giải tán đám đông biểu tình tụ tập bên ngoài Tòa nhà Chính phủ. Ảnh: Reuters. |
Ngay sau khi sắc lệnh khẩn cấp có hiệu lực lúc 4h ngày 15/10, cảnh sát đã hành động. Sắc lệnh cấm việc tụ tập từ 5 người trở lên và trao cho lực lượng chức năng quyền ngăn cản người dân bước vào bất cứ khu vực nào được chỉ định. Ảnh: Reuters. |
Một số người biểu tình đã cố gắng chống cự bằng cách dựng thùng rác làm chướng ngại vật, nhưng họ đã nhanh chóng bị cảnh sát đẩy lùi. Ảnh: Reuters. |
Ít nhất 3 người biểu tình đã bị bắt giữ, Reuters dẫn lời một nhóm hoạt động nhân quyền cho biết. Ảnh: Reuters. |
Người bị bắt giữ được đưa lên xe giải đi. Cảnh sát chưa lập tức có bình luận. Ảnh: Reuters. |
Một người bị bắt làm dấu 3 ngón tay, tượng trưng cho "3 Yêu cầu" của người biểu tình trong phong trào đã kéo dài 3 tháng qua. Ảnh: Reuters. |
Trước bình minh, hàng trăm cảnh sát đã chiếm giữ các con đường xung quanh Tòa nhà Chính phủ và nhân viên vệ sinh bắt đầu dọn dẹp. Ảnh: Reuters. |
Hàng chục nghìn người đã xuống đường ở Bangkok hôm 14/10 để tham gia biểu tình, giữa lúc phong trào ngày càng leo thang. Ảnh: AFP. |
Các cuộc biểu tình kêu gọi giảm bớt quyền lực của hoàng gia, sửa đổi hiến pháp và thay đổi chính phủ. Ảnh: AFP. |
Hàng nghìn người đã cắm trại qua đêm ngay bên ngoài Tòa nhà Chính phủ, nơi đặt văn phòng Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha. Ảnh: AFP. |
Chính phủ đã viện dẫn việc người biểu tình cản trở đoàn xe của nhà vua và hoàng hậu Thái Lan hôm 14/10 là một trong những lý do để ban hành sắc lệnh khẩn cấp. Ảnh: Reuters. |
Ngoài việc cấm tụ tập từ 5 người, sắc lệnh cũng cấm xuất bản thông tin có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia. Ảnh: Reuters. |
Cảnh sát chống bạo động đứng bên cạnh vòi rồng. Ảnh: Reuters. |
"Việc đưa ra biện pháp khẩn cấp để chấm dứt tình trạng này một cách hiệu quả và kịp thời nhằm duy trì hòa bình và trật tự là vô cùng cần thiết", truyền hình nhà nước Thái Lan tuyên bố. Ảnh: Reuters. |