Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh săn thú hoang tại khu bảo tồn ở Nam Phi

Ngành công nghiệp săn thú ở Nam Phi đem lại giá trị lớn với khoảng 675 triệu USD một năm, theo số liệu của Hiệp hội săn bắn chuyên nghiệp.

Stan Burger, chủ sở hữu khu bảo tồn Iwamanzi tại thị trấn Koster, tỉnh North West (Nam Phi), nạp đạn cho khẩu súng trường trước chuyến đi săn. Mỗi năm, 15.000 người tới lục địa đen để săn bắn và đa số đều muốn đem chiến lợi phẩm về nhà, theo Reuters.

Chuyên gia săn bắn Tavi Fragoso (phải) trò chuyện qua radio và Adri Kitshoff, giám đốc điều hành của Hiệp hội săn bắn chuyên nghiệp Nam Phi, di chuyển phía sau anh trong khu bảo tồn Iwamanzi.

Hai thợ săn phát hiện ra con mồi lớn.
Hai người phát hiện con mồi lớn và họ bắt đầu hành động. Hiện tại, 11 nước châu Phi cấp giấy phép bắn sư tử. Trong đó, ngành công nghiệp săn thú ở Nam Phi đem lại giá trị lớn nhất, khoảng 675 triệu USD một năm.
Francois Cloete khoe con linh dương châu Phi mà anh vừa bắn hạ.

Francois Cloete khoe con linh dương châu Phi mà anh vừa bắn hạ. Thời gian gần đây, Cục Bảo vệ Cá và Động vật hoang dã Mỹ (FWS) liệt kê sư tử vào nhóm các loài động vật nguy cấp, đồng thời thiết lập hệ thống cấp giấy phép cho thợ săn đem xác sư tử về Mỹ.

Những người ủng hộ cho rằng, ngành công nghiệp này đang bảo vệ các loài động vật nguy cấp khi lưu giữ những bộ lông và xác của loài thú. Trong khi đó, phe đối lập chỉ trích đó là hành động nguy hiểm cho chúng.

Những người đi săn làm sạch đầu của con linh dương ngay tại khu bảo tồn.
Các công nhân lọc da thú tại
Sau đó, xác con vật được chuyển tới một xưởng nhồi bông thú ở thủ đô Pretoria của Nam Phi.

Các "chiến tích" được treo trước lối vào xưởng nhồi thú. Theo Reuters,  những người ủng hộ săn bắn và phe đối lập đang vận động hành lang FWS để bảo vệ ý kiến của mình trước khi tổ chức đưa ra phán quyết cuối cùng trong năm nay.

 

Cuộc sống hoang dại của bộ lạc ít người nhất hành tinh

Nhiếp ảnh gia Bồ Đào Nha đã tiếp xúc và chụp ảnh đen trắng về cuộc sống thường ngày của một trong số những bộ lạc du mục có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.

An Nhiên

Ảnh: Reuters

Bạn có thể quan tâm