Sina đưa tin các bộ phim truyền hình Trung Quốc hiện tại sản xuất ngày một qua loa. Thời gian quay bị giảm xuống để tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, đạo diễn cũng sáng tạo muôn vàn cảnh quay phi thực tế. Trong ảnh, kỹ xảo phim Hộc Châu phu nhân do Trần Vỹ Đình, Dương Mịch đóng chính bị chê. Cảnh võ thuật bị nhận xét là thiếu đầu tư, nhảm nhí. |
Sina cho biết thêm trong các phim cổ trang, cảnh dễ thấy nhất là nhân vật sử dụng nội công để di chuyển. Trong quá khứ, những cảnh phi thân thường được làm mượt mà, cơ thể diễn viên uyển chuyển tự nhiên khiến khán giả tin rằng họ thực sự là cao thủ trong giang hồ. Song, cảnh bay lên trong các phim Ngộ Long bị đánh giá là nhìn giả. |
Đạo diễn hành động Trương Trạch Bân chia sẻ: "Các cảnh quay bây giờ nhìn rất giả. Bất kể nhân vật bay lên bằng cách nào, cũng phải có đà, xem phim khán giả không thấy họ lấy lực đẩy ở đâu để bay lên, giống ảnh đầu tiên trong bộ phim Đội du kích đường sắt''. Nhân vật đang suýt va chạm với xe lửa thì đột nhiên bay lên không trung. Trong trường hợp như cảnh phi xe ở phim Tại sao boss muốn cưới tôi bị nhận xét là khoảng cách quá xa, không thực tế. |
Trang 163 đánh giá các phim chiến tranh hiện tại được ưu tiên sản xuất nhưng đoàn phim làm việc thiếu nghiêm túc, diễn viên cũng không để tâm vào cảnh quay. Trang này lấy ví dụ từ bộ phim Kháng Nhật kỳ hiệp. Cảnh đánh nhau du kích của các cô gái bị nhận xét là "coi thường trí tuệ khán giả''. |
Đạo diễn Trung Quốc sáng tạo những cảnh quay không thực tế để thúc đẩy cao trào của phim. Tài tử Trương Trí Lâm tham gia bộ phim chiến tranh Kế hoạch cuối cùng. Trong cảnh tiếp theo, họ gặp một quả ngư lôi, hai nhân vật vẫn có thể tách ra để tránh gặp tai nạn. Trong ảnh cuối, nữ diễn viên Bạch Bách Hà đã sáng tạo ra cách sạc điện thoại mới, nhưng bị đánh giá là rất nguy hiểm. Cảnh quay này trong phim Phương nam hữu kiều mộc. |
Trong phim Địch hậu y phục thường đội truyền kỳ, một nhân vật tự xưng là "Phá vương" đã giới thiệu "pháo bánh bao", "pháo dưa chuột" tới các sĩ quan. Trong cảnh quay, nhân vật này đang cắn dở chiếc bánh, sau khi quăng ra xa thì bánh phát nổ. Tình tiết khiến khán giả phản hồi: "Không biết nên cười, nên thán phục hay chỉ trích sự sáng tạo của biên kịch". Bộ phim chỉ nhận được 2,3/10 điểm chất lượng tại trang Douban. |
Ngoài ra, theo Sina, để xây dựng các tình tiết nhằm phát triển tình cảm của nhân vật, biên kịch đã nghĩ ra nhiều kiểu hôn khác nhau. Trong hình là nụ hôn cách mặt nạ oxy của Lý Dịch Phong, phim Anh ở Bắc Kinh đợi em, khiến khán giả hoang mang. |
Trong phim Chỉ là quan hệ hôn nhân, cảnh hôn của Vương Ngọc Văn và Vương Tử Kỳ cũng bị coi là "thách thức các định luật vật lý". |
Hùng Tử Kỳ đã có màn bay người cứu mỹ nhân Lý Khê Nhuế trong phim Ông chồng quốc dân. Tuy nhiên, khán giả cho rằng chi tiết này không đem lại cảm giác lãng mạn, rung động mà chỉ thấy hài hước. |
Cảnh hôn trong phim Đêm ấy sao chổi đến cũng không kém phần kịch tính. Nam chính đang trong tình trạng nguy hiểm, hấp hối nhưng vẫn ngồi dậy, rút ống thở để hôn nữ chính, bất chấp sự can ngăn của y tá. |
"Nụ hôn mỳ tôm" của Lưu Diệp và Mã Y Lợi trong phim Ở nơi xa bị đánh giá thiếu tinh tế. |
Cảnh hôn gây tranh cãi của Lương Khiết và Hình Chiêu Lâm trong Song thế sủng phi từng gây xôn xao khi phát sóng. Khi đó, nữ chính đang ôm chàng trai khác, nam chính vì ghen tuông nên đã tới hôn nàng. |
Theo Tân Hoa Xã, các bộ phim truyền hình có những tình tiết thừa thãi, thiếu hợp lý đang bị Cục Điện ảnh Trung Quốc kiểm duyệt sát sao. Những dự án này cũng thường nhận đánh giá kém của khán giả. Sina đánh giá sự sáng tạo là điều không thể thiếu trong nghệ thuật, song nó phải nằm trong một khuôn khổ hợp lý. |