Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh hoang tàn, đổ nát trong thảm họa kép ở Nhật

Dù Nhật Bản đang hồi sinh mạnh mẽ nhưng người dân xứ hoa anh đào vẫn không thể quên những đợt sóng hung dữ từng cuốn trôi người và tài sản ở vùng đông bắc 4 năm trước.

1
Cơn địa chấn 9 độ Richter kéo theo sóng thần ập vào thành phố Iwanuma, tỉnh Miyagi và nhiều vùng khác thuộc đông bắc Nhật Bản lúc 14h46 phút này 11/3/2011( theo giờ địa phương). Cơn thịnh nộ của thiên nhiên khiến gần 15.891 người thiệt mạng, 5.584 người mất tích, san phẳng nhiều thành phố, làng mạc ven biển, theo Kyodo News. Ảnh: AP
1
Những con sóng với chiều cao tới 10 m tràn vào thành phố Natori, tỉnh Miyagi, cuốn phăng người, nhà cửa, đồ đạc. Ảnh: AP
1
Thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima như vừa trải qua một cuộc chiến tranh thảm khốc. Ba tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất. Người Nhật đã tái thiết đất nước một cách mạnh mẽ sau thiên tai, song tiến độ vẫn chưa nhanh như kế hoạch ban đầu của chính phủ. Ảnh: AP
1
Ngôi nhà ở Sendai, Miyagi bốc cháy nghi ngút sau thảm họa. Động đất, sóng thần 2011 ở Nhật Bản là một trong những thảm họa thảm khốc nhất trong lịch sử đất nước mặt trời mọc, kéo theo cuộc khủng hoạt hạt nhân tồi tệ nhất từ sau năm 1986. Trong số 228.863 người sơ tán, 47.219 người vẫn phải xa nhà vì lo ngại phóng xạ rò rỉ từ các nhà máy điện hạt nhân. Ảnh: AP

1
Những ô tô tại làng Tokai, tỉnh Ibaraki chỉ còn là những khối sắt vô hồn sau trận sóng thần. Ảnh: AFP

1
Tàu nằm trên mái nhà ở Otsuchi. CNN nhận định thiệt hại vật chất mà thảm họa gây ra cho Nhật Bản lên tới 300 tỷ USD. Theo Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản, khoảng 300.000 ngôi nhà sập hoàn toàn và 1.000.000 ngôi nhà hỏng do động đất, sóng thần. Thảm họa cũng tàn phá khoảng .4000 con đường, 78 cây cầu và 29 đường ray. Ảnh: Getty Images

1
Một phụ nữ tỏ ra đau đớn trước cảnh hoang tàn vào ngày 13/3/2011. Ảnh: Reuters
1
Album ảnh của một gia đình nằm trong trong đống rác tại thị trấn Natori, tỉnh Miyagi. Khoảng 9.500 người tại thị trấn Minamisanriku, tỉnh Miyagi, biến mất sau thiên tai, bao gồm cả người thiệt mạng và mất tích. Ít nhất 6 triệu hộ gia đình, tương đương với 1/10 ở Nhật Bản, sống trong cảnh mất điện. Ảnh: EPA
1
Khói nghi ngút từ một nhà máy lọc dầu cháy ở Shiogma, Miyagi. Thảm họa kép còn kéo theo cuộc khủng hoảng hạt nhân mà tâm điểm là Fukushima I, một trong những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới. Lò phản ứng của nhà máy nổ khiến phóng xạ phát tán. Ảnh: EPA
1
Lực lượng cứu hộ tìm nạn nhân sóng thần trong núi mảnh vỡ và rác. Giới chức Nhật Bản ước tính khoảng 25 triệu tấn rác phát sinh sau thảm họa tại 3 tỉnh Miyagi, Iwate và Fukushima. Ảnh: Reuters
1
Bàn tay một nạn nhân sóng thần thiệt mạng kẹt dưới tảng bê tông tại thành phố Toyoma. Ảnh: AP
1
Binh sĩ Nhật tại Otsuchi tìm kiếm nạn nhân sóng thần ngày 13/3. Theo CBS News, khoảng 25.000 lính Nhật tham gia chiến dịch tìm những người thiệt mạng và sống sót sau khi những con sóng chết người tràn qua vùng đông bắc nước này. Ảnh: Reuters
1
Lực lượng cứu hộ tiếp cận ông Hiromitsu Shinkawa, 60 tuổi, ở vị trí cách bờ biển tỉnh Fukushima khoảng 15 km vào ngày 13/3. Người đàn ông lênh đênh trên biển suốt hai ngày. Ông sống sót nhờ bám vào các mảnh vỡ. Ảnh: Getty

Nạn nhân sóng thần Nhật Bản hồi sinh sau thảm họa

Trái với vẻ thất thần khi tai họa ập xuống ngày 11/3/2011, những người sống sót đã vượt qua đau thương để nỗ lực tái thiết một phần nước Nhật.

Biểu tượng khó quên về thảm họa sóng thần Nhật Bản

Cây thông hy vọng tồn tại sau sóng thần; tàu cá nằm trên nóc nhà hay khoảnh khắc nước biển tràn qua đê chắn trở thành những hình ảnh gắn liền với thảm họa kép ở Nhật Bản hôm 11/3.


Đỗ Quyên

Bạn có thể quan tâm