Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cần phơi sáng 1.060 giờ để chụp bức hình về thiên hà này

Bức ảnh chụp thiên hà có tên Đám mây Magellan lớn được ghép từ 16 góc nhìn khác nhau, phơi sáng trong 6 tuần liên tiếp để có được kết quả mĩ mãn.

Có một thủ thuật đơn giản để chụp những bức ảnh về đêm: phơi sáng trong thời gian dài. Càng phơi sáng lâu, cảm biến máy ảnh càng thu được nhiều ánh sáng hơn, khiến bức ảnh trở nên sáng hơn. Tất nhiên, điều quan trọng là camera cần phải thực sự tĩnh.

Trong hầu hết trường hợp, người chụp sẽ phơi sáng khoảng một vài giây, vài phút, hoặc cùng lắm là vài giờ.

Tuy nhiên, một nhóm các nhiếp ảnh gia không chuyên về vũ trụ đã phá vỡ các quy tắc đó để chụp một bức ảnh về thiên hà Large Magellanic Cloud (LMC) -  Đám mây Magellan lớn, theo Sciencealert.

Anh chup Dam may Magellan anh 1
Bức ảnh chụp LMC của nhóm nhiếp ảnh gia không chuyên.

Bức ảnh này cần đến tổng thời gian phơi sáng 1.060 giờ, chụp riêng biệt, sau đó gắn lại với nhau bởi một nhóm 5 nhiếp ảnh gia không chuyên có tên gọi Ciel Austral, sử dụng đài thiên văn El Sauce tại Chile.

Tính ra, họ cần 6 tuần phơi sáng liên tiếp để có được bức ảnh.

Theo bài viết đăng trên blog AstroSpace, hình ảnh mà bạn nhìn thấy ở trên được kết hợp từ 16 góc nhìn khác nhau, tạo ra một bức tranh khổng lồ 204 triệu điểm ảnh.

LMC là thiên hà vô định hình lùn trong nhóm láng giềng của Ngân Hà. LMC là thiên hà thứ ba tính từ trung tâm Ngân Hà, sau Sag DEG và Canis Major, với khối lượng gấp 10 tỷ lần Mặt trời.

Có một bức ảnh tuyệt đẹp khác của hố đen vũ trụ

Kính thiên văn Event Horizon không phải là dự án duy nhất theo đuổi hố đen ở trung tâm thiên hà Messier 87.


Minh Đăng

Theo Sciencealert

Bạn có thể quan tâm