Nhiều người cho rằng, nếu chỉ trả 10-12 triệu mỗi năm thì họ có khả năng mua được bảo hiểm nhân thọ, nhưng với phí cao hơn thì họ không chi trả được và không cần đến số tiền bảo hiểm cao như vậy.
Theo một số chuyên gia về bảo hiểm, suy nghĩ này có phần sai lệch. Khách hàng cần điều chỉnh phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm phù hợp với khả năng chi trả của mình, nhưng cho rằng phí bảo hiểm cao là không thích hợp với bảo hiểm nhân thọ.
Phí bảo hiểm được tính dựa trên khả năng rủi ro xảy đến và nhu cầu tài chính của khách hàng. Với một số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm quá thấp, người mua có thể không được bảo vệ toàn diện trước các rủi ro. Khi xảy ra rủi ro, số tiền khách hàng nhận lại có thể không đủ để chi trả tài chính.
Với số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm quá thấp, người mua khó được bảo vệ toàn diện trước các rủi ro. |
“Ngón tay cái” là nguyên tắc đơn giản và phổ biến để tính số tiền bảo hiểm khách hàng cần. Với phương pháp này, số tiền bảo hiểm trên hợp đồng của khách hàng phải gấp 10 lần thu nhập hàng năm; hoặc phí bảo hiểm mỗi tháng nên chiếm khoảng 10% thu nhập mỗi tháng.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công cụ hỗ trợ khách hàng tính được số tiền bảo hiểm, giúp lựa chọn chính sách bảo vệ quyền lợi phù hợp.
Ngoài ra, trước khi quyết định mua bảo hiểm, khách hàng nên xác định mục tiêu mua bảo hiểm là gì. Số tiền bảo hiểm sẽ dành để thay thế thu nhập của người gặp phải rủi ro, nên khách cần đặt một số câu hỏi như “Mỗi tháng thu nhập của mình và gia đình như thế nào?”, “Mình và gia đình chi tiêu bao nhiêu tiền?”, “Sức khỏe của mình thế nào?”, “Mình có nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo hay các vấn đề sức khoẻ khác có thể mang đến gánh nặng về tài chính?”.
Sau đó, khách hàng nên suy nghĩ đến những mục tiêu nếu rủi ro không xảy như chuẩn bị tài chính để mua nhà, mua ôtô, hay đầu tư giáo dục cho con cái, chuẩn bị nghỉ hưu. Đây là những mục tiêu về tài chính mà bảo hiểm nhân thọ sẽ hỗ trợ được.
Lấy ví dụ, khách hàng tiêu khoảng 70% thu nhập mỗi năm và đang mong muốn tiết kiệm để con đi du học. Với mục tiêu này, khách hàng có thể dễ dàng tính số tiền bảo hiểm cần bằng cách lấy 70% thu nhập nhân với số năm con theo học đại học tại nước ngoài.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia tư vấn từ BIDV MetLife, khách hàng có nợ nần không nên quá lo lắng dành dụm tiền để trả nợ mà bỏ qua bảo hiểm nhân thọ. Vì nếu không may rủi ro xảy ra, khách hàng và gia đình sẽ gặp gánh nặng tài chính về cả rủi ro, lẫn khoản nợ trước đó.