Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cần đảm bảo kinh tế nội địa thịnh vượng khi tham gia TPP

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là những việc Việt Nam cần làm để có thể cạnh tranh khi tham gia TPP.

Vào TPP, Việt Nam cần cải thiện môi trường kinh doanh

Theo TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), khi tham gia TPP, nguồn thu từ thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ giảm. Trong bối cảnh nước ta đang chịu thâm hụt ngân sách, nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm sẽ gây ảnh hưởng tới nền kinh tế nội địa. Tuy nhiên, điều này sẽ kích thích nội lực kinh tế phát triển mạnh hơn.

Ông Thành nhấn mạnh, để giải quyết các vấn đề ngân sách khi tham gia TPP, Việt Nam cần thay đổi hệ thống quản trị cũng như thúc đẩy môi trường kinh doanh trong nước. "Thâm hụt đến chủ yếu do bội chi. Nếu chúng ta có thể đảm bảo kinh tế trong nước thịnh vượng, nguồn thu nội địa sẽ được thúc đẩy", ông Thành cho biết. 

Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR). Ảnh: VEPR.

Về minh bạch thông tin trong xuất nhập khẩu khi tham gia TPP, giám đốc VEPR cho biết, vấn đề đối với sự cạnh tranh toàn cầu hiện nay không nằm ở sản lượng, mà ở chất lượng. Việt Nam khó có thể cạnh tranh nếu áp dụng cách sản xuất nông nghiệp truyền thống do gặp phải vấn đề đảm bảo chất lượng. Trong khi các nước khác đã xây dựng thành công quy trình sản xuất hiện đại, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn.

Còn theo ông Okiura Fumihiko, Phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, thói quen tiêu dùng của người Việt đang thay đổi khi ngày càng có nhiều khách hàng tới mua tại các siêu thị. "Nông sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với nước ngoài. Điều các bạn cần làm là nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như cải tiến công nghệ", ông Fumihiko nhận xét.

Quyền lợi cốt lõi của thành viên là cản trở hiện nay của TPP

Ông Thành phân tích, các nước tham gia TPP đều có yêu sách riêng và hiện chưa tìm được tiếng nói chung. Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia cần thỏa hiệp để tìm ra giải pháp cuối cùng, sớm kết thúc đàm phán. 

Ông Okiura Fumihiko, Phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam. Ảnh: VEPR.

Việt Nam vẫn còn tồn tại những vướng mắc cơ bản về sản xuất dược phẩm, nông nghiệp, bản quyền... Tuy nhiên, ông Thành nhận xét, Việt Nam có thái độ tích cực hợp tác. Vấn đề hiện nằm ở những nền kinh tế lớn, khi các quốc gia này có những quyền lợi chưa thể nhượng bộ.

Về vấn đề thời điểm hoàn thành TPP, ông Thành cho biết vẫn hy vọng hiệp định có thể được cơ bản hoàn thành trong năm 2015. "Nếu Mỹ và Nhật Bản quyết tâm, mọi chuyện đều có thể thành hiện thực trong tương lai gần", ông Thành phân tích.

Lương, phúc lợi sẽ tăng hàng tỷ USD khi Việt Nam vào TPP?

Ngày 3/8, hội thảo quốc tế "Ảnh hưởng của TPP và AEC đến kinh tế Việt Nam" diễn ra tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên một báo cáo định lượng về TPP dưới góc nhìn vĩ mô được công bố.

 

Tô Đức

Bạn có thể quan tâm