Cận cảnh trang trại nuôi đà điểu ở Khánh Hòa
Là loài chim khổng lồ, đà điểu được đưa về nuôi ở Việt Nam từ năm 1998 do giống chim này có sức đề kháng cao, ít bệnh, mau lớn.
Đà điểu xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng hơn một trăm triệu năm, có khả năng thích nghi với điều kiện luôn biến động của môi trường, nhờ vậy chúng là loài chim lớn cuối cùng còn tồn tại đến ngày nay, chúng sống nhiều ở Nam Phi và Úc. Do tính hiệu quả kinh tế cao nên loài chim này đã được đưa về nước ta nuôi từ năm 1998. Hiện nay loài chim này được nuôi tập trung nhiều nhất ở các trung tâm giống đà điểu Ba Vì (Hà Nội), Tam Phú (Tam Kỳ, Quảng Nam) và Ninh Hòa (Khánh Hòa).
Trung tâm giống đà điểu Ninh Hòa có diện tích 25 ha thuộc xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Khu nuôi nhốt đà điểu thương phẩm được quây bằng lưới B40 khá đơn giản. Trang trại chia làm 3 khu: khu ấp nở, khu sinh sản và khu thương phẩm. |
Khu ấp nở gồm những chiếc tủ ấp trứng luôn ở nhiệt độ 36,5 độ. Cứ 40 ngày ấp trứng nở một mẻ. Những quả trứng không đủ tiêu chuẩn ấp thì dùng làm thực phẩm, vỏ trứng dùng chế tác thành đồ mỹ nghệ. |
Một trong những dãy nhà nuôi đà điểu từ khi mới sinh đến 3 tháng tuổi. |
Đà điểu trên 3 tháng tuổi đã có cân nặng từ 15 đến 20 kg. Thức ăn chủ yếu là các loại rau, rau muống, bèo tây… |
Khu sinh sản được ngăn ra từng chuồng, mỗi chuồng gồm một con trống, hai con mái coi như một gia đình. |
Động tác xòe cánh mời gọi con trống của một đà điểu mái |
Khu thương phẩm là nơi những con đà điểu đến kỳ lấy thịt thường nặng từ 100 đến 120 kg. |
Mỗi ngày trung tâm giết mổ 45 con đà điểu. |
Thịt đà điểu được phân loại, đóng gói trong điều kiện vệ sinh. |
Đà điểu không chỉ cung cấp thực phẩm mà gần như mọi bộ phận trên cơ thể đều có thể bán ra tiền... |
... các sản phẩm từ da đà điểu rất được ưa chuộng, lông, vỏ trứng được làm thành những sản phẩm mỹ nghệ… |
Theo Đất Việt