Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cận cảnh tàu ngầm Kilo mang tên Hà Nội

Trong chương trình thăm chính thức nước Nga, hồi tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu Việt Nam đã đến khu vực Kaliningrad, nơi đang thử nghiệm tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên mang tên Hà Nội của Việt Nam.

Đây là chiếc đầu tiên trong hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm lớp Kilo được ký kết trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2009. Bên cạnh việc đóng tàu, hợp đồng còn bao gồm cả việc huấn luyện thủy thủ Việt Nam và cung cấp các thiết bị, vật tư kỹ thuật cần thiết.
Tàu ngầm Kilo 636 mang tên Hà Nội được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi ở St. Petersburg lúc này đang trong quá trình thử nghiệm trên biển ở gần cảng Svetlyi, thuộc Kaliningrad và đã thực hiện thành công 23 cuộc lặn kể từ thời điểm thử nghiệm.
Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240m và có thể lặn sâu tối đa 300m và có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người….Tàu Kilo còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.
Tàu ngầm Kilo mô hình tại lễ đón tiếp Thủ tướng.
Thủ tướng gặp gỡ và chúc mừng các thủy thủ.
Ân cần thăm hỏi sức khỏe, tình hình học tập, sinh hoạt của các thủy thủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân rất tin tưởng vào thế hệ các cán bộ, chiến sỹ tàu ngầm của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Thủ tướng cũng móng muốn các cán bộ chiến sỹ phát huy tinh thần tích cực, chủ động sáng tạo, vượt khó, nhanh chóng nắm bắt các kiến thức khoa học quân sự hiện đại để có thể làm chủ tàu ngầm sau khi được chuyển giao cho phía Việt Nam.
Thủ tướng trao đổi với đoàn thủy thủ bên trong tàu ngầm Hà Nội.
Thủ tướng ngồi thử vào chiếc ghế ngồi điều khiển tàu của thủy thủ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, đất nước đang trong hòa bình, song nhiệm vụ xây dựng quốc phòng vẫn hết sức quan trọng. Do vậy, quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, lực lượng hải quân nói riêng cần thực hiện nhiều giải pháp sát thực nhằm xây dựng lực lượng thực sự cách mạng, chính quy, hiện đại, đủ khả năng để tự vệ, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc

 

Đức Tám

Bạn có thể quan tâm