Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cận cảnh quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại

Ai Cập không chỉ nổi tiếng với kim tự tháp mà còn được biết đến với các xác ướp huyền bí. Những hình ảnh xác ướp được quấn khăn được tái hiện nhiều qua phim ảnh song trên thực tế quy trình này diễn ra không đơn giản như vậy.

Cận cảnh quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại

Ai Cập không chỉ nổi tiếng với kim tự tháp mà còn được biết đến với các xác ướp huyền bí. Những hình ảnh xác ướp được quấn khăn được tái hiện nhiều qua phim ảnh song trên thực tế quy trình này diễn ra không đơn giản như vậy.

Xác ướp là gì?

Xác ướp là những thi thể người hoặc động vật được bảo quản để ức chế hoặc dừng hẳn quá trình phân hủy nhằm giữ cho xác tồn tại lâu nhất có thể. Có 2 loại ướp xác: có chủ đích và tự nhiên.

Ướp xác có chủ đích là khi con người can thiệp để giữ nguyên xác chết theo thời gian (ví dụ như các xác ướp của Pharaoh của Ai Cập).

Ướp xác tự nhiên là khi thi thể tiếp xúc với các điều kiện môi trường cực lạnh hay khô tự nhiên khiến xác vẫn giữ nguyên theo năm tháng. Ví dụ điển hình như người băng Otzi, xác ướp của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được tìm thấy năm 1991 tại một sông băng ở Ötztal Alps, gần biên giới giữa Áo và Italy.

Người băng Otzi.

Xác ướp Ai Cập

Người Ai Cập cổ đại tin rằng, sau khi chết, thể xác vẫn là “nhà” cho các linh hồn khi họ sang thế giới bên kia. Thi thể bị phân hủy đồng nghĩa với việc linh hồn sẽ bị hủy hoại. Vì vậy, bảo tồn thể xác giống như lúc còn sống để đảm bảo giữ lấy linh hồn, thế nên người Ai Cập cổ đại tìm đến việc ướp xác.

Bên cạnh vấn đề tâm linh và đức tin, điều kiện thời tiết khô ở Ai Cập cũng rất thuận lợi cho việc ướp xác tự nhiên. Trước khi xuất hiện các vương triều, người ta đã tìm thấy những xác ướp được bảo quản tốt qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, những xác ướp này không có tính thẩm mỹ, vì thế người Ai Cập bắt đầu ướp xác và quấn trong vải.

Quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại

Quy trình ướp xác tỉ mỉ và hoàn hảo nhất là dành cho các Pharaoh, những vị vua tối cao của Ai Cập cổ đại. Quá trình ướp xác là một quy trình thiêng liêng nên người ướp không có bất kỳ ghi chép nào mà chỉ có ghi chép của người quan sát.

Quy trình ướp xác về cơ bản được cho trong 70 ngày bao gồm các bước như dưới hình vẽ sau:

Đầu tiên thợ ướp xác sẽ đưa thi thể tới một túp lều gọi là Ibu hay còn gọi là nơi thanh lọc. Tại đây, thi thể được rửa sạch bằng rượu cọ và nước sông Nile.

Một trong những thợ ướp xác sẽ rạch một đường ở sườn trái của thi thể, lấy hết nội tạng ra vì nội tạng là những bộ phận dễ bị phân hủy nhất. Thợ ướp xác sẽ không lấy tim ra vì người Ai Cập cổ đại quan niệm tim là hiện thân của trí tuệ và người chết sẽ cần nó khi đi sang thế giới bên kia.

Để lấy não, người ta đập vỡ một phần sống mũi, nhét một cái móc đặc biệt vào lỗ mũi đến tận sọ.

Các thợ ướp xác sẽ bao phủ muối natron và nhồi muối này vào ổ bụng của xác chết để hút ẩm và giữ nguyên hình dạng.

40 ngày sau, thi thể được rửa lại bằng nước sông Nile. Các thợ ướp xác sẽ bôi dầu lên xác để giúp da đàn hồi.

Nội tạng được đặt trong 4 chiếc bình này và chôn cùng người chết.

Bắt đầu công đoạn gói xác chết bằng cách quấn đầu và cổ bằng vải lanh. Ngón chân và ngón tay thi thể được quấn riêng.

 Giữa các lớp quấn có bùa hộ mệnh. Người Ai Cập cổ đại coi đây là những lá bùa bảo vệ người chết trên đường sang thế giới bên kia.

 Một linh mục sẽ đọc thần chú khi thợ vẫn đang tiến hành các công đoạn ướp xác. Người Ai Cập cổ đại tin rằng những câu thần chú này sẽ giúp người chết xua đuổi tà ma hay các linh hồn quỷ dữ.

 Tay và chân xác chết được cột lại cùng nhau. Giữa 2 tay là cuốn sách dành cho người chết.

 

 Thợ ướp xác sẽ cuộn thêm nhiều lớp vải lanh. Ở mỗi lớp vải người ta bôi nhựa dính để gắn kết các lớp vải với nhau.

 

Một tấm vải được quấn quanh chọn xác ướp. Các thợ ướp xác còn vẽ hình thần Osiris lên trên bề mặt.

Cuối cùng, người ta dùng một tấm vải lớn nữa quấn quanh xác ướp. Bên ngoài người Ai Cập cổ đại buộc nhiều dây vải lanh quanh xác ướp. Xác ướp đặt vào trong quan tài thứ nhất, sau đó quan tài này lại được đặt vào một quan tài khác to hơn.

Đám tang được cử hành, người thân trong gia đình đưa tiễn người quá cố.

Tiếp đó người Ai Cập cổ đại tiến hành thủ tục “Mở miệng”, cho người chết ăn và uống lại. Sau đó, người ta đặt quan tài vào mộ. Hành lý, quần áo, các vật dụng có giá trị, thức ăn, đồ uống cũng đặt luôn trong mộ. Đó là lúc người chết bắt đầu hành trình về thế giới bên kia.

Việc chôn cất tùy thuộc vào địa vị của từng người trong xã hội. Xác các Pharaon được trịnh trọng đặt trong các kim tự tháp còn thường dân vừa chỉ được ướp xác đơn giản và cũng chỉ được bỏ vào hầm mộ sơ sài hoặc rìa của các ngôi mộ lớn.

đỗ quyên (Tổng hợp)

Theo Infonet

đỗ quyên (Tổng hợp)

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm