Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cận cảnh nghề khai thác vàng ở Mali

Hãng tin tài chính Bloomberg vừa công bố chùm ảnh về công việc khai thác vàng nhọc nhằn ở Mali, quốc gia Tây Phi.

Mali, quốc gia Tây Phi có 14,8 triệu dân, là nước sản xuất vàng lớn thứ 15 thế giới và lớn thứ 3 ở châu Phi (sau Ghana và Nam Phi). Năm 2012, Mali đã sản xuất được 50 tấn vàng, tăng 16% so với sản lượng năm 2011. Trong đó, công ty Tài nguyên Rangold đóng một vai trò quan trọng vào sản lượng này.

Một thợ mỏ giới thiệu  thỏi vàng lớn đang trong quá trình xử lý tại nhà máy sản xuất trong tổ hợp khai khoáng vàng Loulo-Gounkoto ở Loulo, Mali.

Mặc dù sản lượng vàng tại các nước Trung và Tây Phi (bao gồm Mali) tăng lên, song tổng sản lượng từ các mỏ ở châu Phi vẫn giảm 1% trong năm 2012, sau suốt 3 năm tăng trưởng ổn định. Trong ảnh: Một người công nhân đang chui ra khỏi một máy nghiền quặng.

Angold đang hướng tới mục tiêu sản lượng 900.000 - 950.000 Ounce vàng trong năm nay. Công ty này cho biết, họ có thể đạt được mục tiêu 1,2 triệu Ounce đặt ra cho năm 2015 ngay vào năm tới. Trong ảnh: Những bể xử lý vàng tại nhà máy sản xuất thuộc tổ hợp khai khoáng vàng Loulo-Gounkoto.

Hoạt động khai khoáng có ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế xã hội ở châu Phi, đặc biệt  là ở những nước kém phát triển như Mali. Việc khai khoáng có đóng góp lớn vào GDP, hạ tầng và đào tạo kỹ năng của Mali. Trong ảnh: Các thợ mỏ đang vận hành một máy đào tại mỏ dưới lòng đất Yalea, một phần trong tổ hợp khai khoáng vàng Loulo-Gounkoto.

Năm ngoái, vấn nạn đình công đã lan khắp khu vực này. Những tranh chấp trong ngành công nghiệp bạch kim ở Nam Phi đã nhanh chóng lan sang lĩnh vực vàng, tác động nghiêm trọng tới sản lượng. Cuộc đình công tại mỏ bạch kim Marikana ở Nam Phi hôm 16/7/2012 đã khiến 34 công nhân thiệt mạng. Trong ảnh: Một công nhân đang giám sát quá trình tải các viên đá chứa vàng.

 

Randgold đang nâng sản lượng tại mỏ Loulo của hãng ở Mali, cũng như phát triển mỏ Kibali ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Trong ảnh: Những chiếc xe tải nặng nề chở đá quặng .

Sự xuất hiện của vàng như là hàng hóa xuất khẩu chính của Mali kể từ năm 1999, đã giúp làm giảm nhẹ tác động tiêu cực của khủng hoảng bông ở Bờ Biển Ngà. Trong ảnh: Một thợ mỏ đang giám sát máy chở quặng sắt trong quá trình đào ở mỏ vàng Yalea.

Một nhóm công nhân mỏ ngồi nghỉ trên một mỏm đá, trước khi trở lại công việc đào quặng dưới lòng đất ở mỏ vàng Gara tại Loulo, Mali .
Thẻ tên của những người thợ mỏ làm việc dưới lòng đất được treo trước một tấm bảng ở mỏ vàng Gara.
Một nhân viên giám định đang kiểm tra khu đất, để chuẩn bị đánh dấu một điểm đào mới .
Mồ hôi chảy ròng ròng trên khuôn mặt của một thợ mỏ khi anh đang giám sát quá trình đào quặng trong mỏ vàng Yalea.
Hoàng hôn buông dần xuống trên mỏ vàng Gara, chuẩn bị kết thúc một ngày lao động vất vả.

Theo VnEconomy

Bạn có thể quan tâm