Bộ kính Apple Vision Pro được coi là sản phẩm quan trọng cho cho tương lai hậu iPhone. Một số chuyên gia công nghệ đã được sử dụng bộ kính thông minh đầu tiên của Táo khuyết trong khoảng 30 phút, và đều tỏ ra ấn tượng với thiết kế của sản phẩm, khả năng theo dõi mắt và trải nghiệm ấn tượng, choáng ngợp. Ảnh: Tuấn Lê. |
Trước khi sử dụng, người dùng phải trải qua bước phân tích khuôn mặt và định hình dáng tai trên iPhone để điều chỉnh hiệu ứng âm thanh trong bộ kính cho phù hợp. Những người đeo kính không thể đeo cùng Vision Pro, mà phải chuyển sang kính áp tròng. Ảnh: The Verge. |
Theo tác giả Nilay Patel của The Verge, ngôn ngữ thiết kế của Apple Vision Pro học hỏi không ít từ sản phẩm AirPods Max, đặc biệt là ở phần núm vặn "digital crown" ở phía trên bên phải. Nút “digital crown” này hoạt động tương tự như núm vặn trên Apple Watch để điều chỉnh mức độ đắm mình vào thực tế ảo. Trong khi đó, cây bút Lauren Goode của trang công nghệ Wired cho rằng phần dây đeo qua đầu khá giống vòng tay của Apple Watch. Ảnh: Tuấn Lê, HardwareZone. |
Vision Pro hoạt động bằng cách cắm trực tiếp nguồn bên ngoài hoặc qua pin rời. Phần pin bên ngoài có kích thước nhỏ, vừa túi người dùng. Tuy ngắn hơn nhưng phần pin lại dày hơn iPhone bình thường. Pin rời này có thể giúp Vision Pro trụ suốt 2 giờ sử dụng. Thiết bị cũng có thể kết nối với MacBook thông qua cổng USB-C. Wired cho rằng chủ đích của phần pin rời là để giảm trọng lượng bộ kính, nhưng trải nghiệm thực tế vẫn còn khá nặng. Ảnh: TechCrunch. |
Giao diện của Vision Pro được đánh giá là rất trực quan khi chỉ cần thử một vài cử chỉ và thao tác, người dùng đã nắm được cách sử dụng. Bộ camera ngoài được thiết kế để thay thế cho tay cầm điều khiển bởi thiết bị có thể nhận ra chuyển động tay người dùng ở gần như mọi tư thế. Trong khi đó, hệ thống camera bên trong có khả năng theo dõi mắt để xem bạn đang nhìn gì, ứng dụng bạn đang cần mở/đóng là gì. Ảnh: Apple. |
Nhờ đó, màn hình trong thiết bị xuất hiện các chấm nhỏ và chuyển động theo ánh nhìn của người dùng. Bạn chỉ cần lia mắt qua một biểu tượng ứng dụng hay menu bất kỳ, kính sẽ tự động làm nổi bật nó. Ngoài ra, hai chuyển động tay chính của thiết bị là “nắm” để chọn và “nắm kéo” để di chuyển lên/xuống, trái/phải. Ảnh: Apple. |
Hệ điều hành visionOS được Engadget đánh giá là sự kết hợp giữa iOS và macOS. Khi bật chế độ ở nhà, thanh ứng dụng ảo của Apple xuất hiện trước mắt người dùng nhưng vẫn nhìn thấy khung cảnh xung quanh căn phòng. Tuy nhiên, phần màn hình chính vẫn còn quá sơ sài. Thư viện ứng dụng không được tùy biến nhiều và các biểu tượng cũng không có hiệu ứng chuyển động hay thay đổi kích thước gì khác. Ảnh: Apple. |
Điểm thú vị nằm ở cách người dùng tương tác với các ứng dụng. Cây bút của Wired đã chụm ngón cái và ngón trỏ để mở app Ảnh, xem ảnh bằng cách “nắm” từng ảnh một và kéo sang phải, chọn mục “Expand” để xem với chế độ panorama. Cô cũng thử lướt web trên trình duyệt Safari bằng mắt và tay. Nhưng ứng dụng Nhắn tin vẫn chưa hoạt động trơn tru vì không thể ghi âm hay gửi tin nhắn. Hầu hết ứng dụng vẫn chưa hỗ trợ 3D hoàn toàn nên Lauren Goode khó có thể kéo thả ứng dụng để mở/tắt. Đại diện Apple cho biết các nhà phát triển ứng dụng sẽ mang trải nghiệm này đến với người dùng trong tương lai. Ảnh: Apple. |
Trên lý thuyết, FaceTime sẽ là ứng dụng phục vụ trải nghiệm hàng ngày bằng kính thực tế ảo. Tuy nhiên, khi dùng thử, Lauren Goode lại khá thất vọng. Phần camera bên trong có khả năng chụp, sao chép và biến đổi khuôn mặt của người dùng thành phiên bản kỹ thuật số. Nó như một phiên bản “sinh đôi” và xuất hiện thay thế bạn để trò chuyện với những người xung quanh. Lauren Goode đã dùng bản sao này để nói chuyện với một nhân viên của Apple nhưng cô trông rất kỳ quái. "Nhìn cô ấy giống thật nhưng cũng không giống thật. Tôi thậm chí còn không nhớ nổi tên cô ấy”, anh nói. Ảnh: Apple. |
Trong một vài ứng dụng, ánh sáng môi trường xung quanh trong chiếc kính sẽ tối dần. Hệ thống sẽ tự động hạ độ sáng với một vài ứng dụng hoặc người dùng cũng có thể tự điều chỉnh bằng phần núm vặn trên kính. Khi nhấn thử vào một trong các các môi trường giả lập Apple cung cấp trong bản dùng thử, hình ảnh căn phòng xung quanh biến mất. Thay vào đó, khung cảnh trong môi trường tương ứng sẽ xuất hiện. Ảnh: Apple. |
Đơn cử như nếu chọn chế độ “Cinematic”, người dùng sẽ tiến vào không gian một rạp chiếu phim như thật. Theo Wired, đây chính là điều Apple muốn nhấn mạnh: Bạn không cần phải lựa chọn giữa AR hay VR. Ứng dụng của bạn có thể biến thành bất cứ thứ gì bạn cần. Phần loa hai bên của Vision Pro cũng tái tạo hiệu ứng âm thanh trong rạp phim rất tốt. Nhưng vì chỉ là dải loa nhỏ, người bên ngoài vẫn có thể nghe thấy tiếng từ bộ kính. Ảnh: Apple. |
Tuy nhiên, trải nghiệm thực tế cho thấy cảm giác đeo Vision Pro không quá thoải mái. Theo Engadget, người dùng luôn có cảm giác đang đeo một vật trên đầu và khá cồng kềnh. “Mang bộ kính demo suốt hàng tiếng đồng hồ khiến tôi tự hỏi về cảm giác khi sử dụng thực tế. Khi cởi Vision Pro ra, tôi cảm giác da đầu mình như được giải thoát”, Lauren Goode của Wired nhận định. Ảnh: Engadget. |
Bộ kính Apple Vision Pro hoàn toàn có tiềm năng để trở thành một thiết bị phổ biến và chiếm lĩnh thị trường AR chính nhờ uy tín xây dựng từ lâu của tập đoàn. Mọi thiết bị của Táo khuyết trong vòng 2 thập kỷ trở lại đều dần đi sâu vào đời sống thường nhật của mỗi người như iPhone trong túi, iPad trong balo, Apple Watch trên tay hay AirPods đeo trên tai. Do đó, Vision Pro cũng có thể trở thành thiết bị thiết yếu cho người dùng tương lai, Wired nhận định. Ảnh: Cnet. |
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn