Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cận cảnh khu nuôi nhốt hổ vồ đứt cánh tay nữ du khách

Ở Trại Bò (Nghệ An), hàng chục cá thể động vật quý hiếm được nuôi nhốt. Ban quản lý khẳng định, ngoài trường hợp nữ du khách bị hổ vồ, nơi đây chưa từng xảy ra sự cố.

Khu du lịch sinh thái Trại Bò (hay còn gọi là Khu sinh thái Mường Thành Diễn Lâm) đóng tại xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An do ông Lê Thanh Thản xây dựng nên. Tại đây hiện đang nuôi nhốt 18 loài động vật cao cấp nhập từ nước ngoài về với hơn 100 con. Ngày 23/8 vừa qua, một du khách nữ trong quá trình tham quan khu sinh thái này không may bị hổ cắn đứt mất một cánh tay phải nhập viện cấp cứu. Theo như lời ông Nguyễn Văn Hải – Giám đốc khu du lịch sinh thái này thì đây là lần đầu tiên xảy ra trường hợp như vậy. Hiện Ban quản lý khu du lịch đang phối hợp với gia đình chăm sóc, điều trị cho nạn nhân.
Khu du lịch sinh thái Trại Bò (hay còn gọi là Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm) đóng tại xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Nơi đây hiện nuôi nhốt 18 loài động vật quý hiếm, nhập từ nước ngoài về với hơn 100 cá thể. Ngày 23/8 vừa qua, nữ du khách Trần Thị Yến (21 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) gặp nạn. Theo một số công nhân, nơi chị Yến bị cắn lìa tay là khu nuôi nhốt hổ trắng mới được xây dựng cách đây ít năm.
Ngoài ra, để thêm chắc chắn, Ban quản lý khu Du lịch sinh thái Trại Bò còn cho hàn thêm một khung sắt bên ngoài nhằm, treo biển cảnh báo nhằm hạn chế du khách tham quan tiếp cận đến gần chuồng nuôi hổ.
Chuồng hổ là khung sắt cao khoảng 20 m, phía dưới được rào lưới B40 để ngăn du khách thò tay vào bên trong. Bên ngoài là hàng rào ngăn việc tiếp cận gần khung sắt, có treo biển cảnh báo 
Những con hổ trắng đang được nuôi nhốt trong chuồng trại của Khu du lịch sinh thái Trại Bò.
Những con hổ trắng đang được nuôi nhốt trong chuồng trại của Khu du lịch sinh thái Trại Bò. Theo ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc khu du lịch sinh thái, đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố đối với du khách. 
Cận cảnh những chú hổ trắng đang nuôi nhốt trong Khu du lịch sinh thái Trại Bò. Nhìn bề ngoài, chúng rất hiền nhưng vẫn là thú hoang dã, sẵn sàng tấn công nếu cảm thấy có mối đe dọa.
Biển cảnh báo du khách tham quan không được tiếp cận sát chuồng nuôi hổ hay cho chúng ăn. Cứ khoảng 3 m bản quản lý khu du lịch sinh thái lại đặt một biển nhằm đảm bảo an toàn tuyết đói cho du khách ham quan.
Cứ khoảng 3 m Ban quản lý Khu du lịch lại đặt một biển cảnh báo.
Một công nhân dang làm việc tại Khu du lịch sinh thái này cho biết, hôm gặp nạn, chị Yến đã tự ý đi vào khu vực đặt biển cẩm. Đây là nơi cán bộ, công nhân chăm sóc mới được vào cho hổ ăn.
Một công nhân cho biết, hôm gặp nạn, du khách Yến tự ý đi vào khu vực đặt biển cấm. Đây là nơi cán bộ, công nhân chăm sóc mới được vào cho hổ ăn. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, nơi đây rào chắn khá sơ sài.
Tuy nhiên, do không được hướng dẫn, trong lúc ngồi nghỉ, chị Yến tò mò nên đã đi vào khu vực cấm này rồi trèo lên tường rào, thò tay vào bên trong để chụp ảnh con hổ (vòng tròn đỏ). Bất ngờ, một con hổ phát hiện đã lao tới vồ lấy và cắn đứt cánh tay của du khách này.
Vị trí chị Yến bị hổ vồ đứt lìa cánh tay.
Sau sự cố hy hữu xảy ra với nạn nhân Trần Thị Yến, Ban uản lý khu du lịch sinh thái Trại Bò tiếp tục thuê thợ đến hàn các khung sắt bên ngoài, cấm du khách tham quan không được tìm cách tiếp cận chuồng trại nuôi những loại động vật nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng.

Ngày 7/9, hai tuần sau vụ việc, các khung sắt bên ngoài tiếp tục được hàn, gia cố. Trong lúc đó, du khách vẫn đến đây tham quan bình thường.

Ngoài nuôi nhốt hổ, Khu du lịch sinh thái Trại Bò còn nuôi nhiều loài động vật khác được đưa từ châu Phi về. Trong ảnh là đôi Hà mã đang nuôi tại đây.
Ngoài hổ, Trại Bò còn nuôi nhiều loài động vật khác được đưa từ châu Phi về như hà mã...
Cặp tê giác đang được chăm sóc tại Khu sinh thái Trại Bò,
...cặp tê giác quý hiếm.

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Khu du lịch sinh thái Trại Bò, nơi đây hiện có 18 loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, hà mã, bò tót, sư tử… với số lượng hơn 100 cá thể. Riêng hổ, Trại Bò có 33 cá thể trong đó có 11 con hổ trắng.

Sắp tới, đơn vị sẽ đưa về thêm nhiều loài động vật mới như hươu cao cổ, báo, beo, sư tử trắng và một số loài khác.

"Về sự việc xảy ra với nữ du khách Trần Thị Yến, tôi cho rằng đó là một điều đáng tiếc. Ban quản lý khu du lịch sinh thái Trại Bò đang phối hợp với gia đình chữa trị cho nạn nhân, thương lượng việc bồi thường nên chúng tôi chưa tiết lộ vấn đề gì liên quan đến việc này", ông Hải khẳng định.

Hổ nuôi vồ đứt cánh tay một nữ du khách

Vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra tại khu vực nuôi hổ thuộc khu sinh thái Mường Thanh huyện Diễn Châu (Nghệ An).

Nam An

Bạn có thể quan tâm