Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cận cảnh cú săn mồi ngoạn mục của cây bắt ruồi

Cây bắt ruồi có thể tóm chặt con mồi bay qua bằng những chiếc lá hình vỏ sò trong nháy mắt.

Cây bẫy ruồi (Venus flytrap) là loại cây ăn thịt côn trùng. Chúng sống ở vùng lầy lội ở Bắc và Nam Carolina (Mỹ). Lá của chúng giống như vỏ sò, gồm 2 mảnh khớp vào nhau. Mép lá có gai nhọn và rất nhạy cảm. Khi con mồi của cây như ruồi, nhện, ong… chạm vào, lá sẽ đóng lại trong nháy mắt giống như một cái bẫy. Nhà bác học Charles Darwin từng mô tả nó như "một trong những loài thực vật kỳ diệu nhất trên thế giới".

 

Một con ruồi đang mon men tiến gần chiếc bẫy mà nó không hay biết. Loài cây bắt ruồi tiết ra mùi hương quyến rũ các loài côn trùng.
Ruồi đang tiến dần vào phía trong chiếc bẫy. Những chiếc bẫy sẽ mở rất rộng để đón "khách".
Con ruồi nằm gọn trong chiếc bẫy.
Cái bẫy đóng lại trong nháy mắt. Khi con mồi rơi vào bẫy, cây sẽ tiết ra dịch tiêu hóa biến chúng thành chất dinh dưỡng nuôi cây. Quá trình tiêu hóa diễn ra trong khoảng 5-12 ngày.
Lá cây khép chặt lại. Cây hoàn thành cú săn mồi ngoạn mục. Mỗi cái bẫy chỉ bắt khoảng 3 con mồi rồi chúng sẽ héo và thối rữa, rụng đi như lá cây thông thường. Những phần thịt mềm của côn trùng sẽ bị tiêu hóa hết. Phần cứng mà cây không tiêu hóa được sẽ bị gió thổi bay hoặc nước mưa cuốn trôi khi bẫy mở ra.
Châu chấu, ong, nhện... cũng có thể là món mồi ngon cho cây bắt ruồi.
Clip cú săn mồi ngoạn mục của cây bắt ruồi.

Đỗ Quyên

Bạn có thể quan tâm