Đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương, nút giao quận Long Biên hay đường Lê Văn Lương kéo dài... là những dự án vừa bị Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra hàng loạt vi phạm.
Tuyến đường Trần Hữu Dực nối đường Lê Đức Thọ với Tỉnh lộ 70A, nằm trên địa bàn phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), có tổng mức đầu tư 1.543 tỷ đồng.
Theo Thanh tra Chính phủ, tại dự án này công tác thẩm định và phê duyệt tổng vốn đầu tư không chính xác do áp dụng định mức, đơn giá và tính toán khối lượng không đúng, làm tăng giá trị hợp đồng BT hơn 19 tỷ đồng. UBND Hà Nội cần yêu cầu giảm trừ trị giá tổng mức đầu tư số tiền hơn 19 tỷ đồng. Yêu cầu khi thanh toán hợp đồng BT, nhà đầu tư phải tính thêm giá trị tiền sử dụng đất để nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền 111 tỷ đồng do áp sai suất vốn đấu tư...
Nút giao Long Biên khởi công năm 2014 gồm hạng mục chính là cầu vượt qua vòng xuyến với 6 làn xe cơ giới, tổng chiều dài hơn 800 m. Công trình được hoàn thiện đồng bộ gồm cầu vượt thép lớn nhất Việt Nam, hầm chui đường sắt, tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng.
Đối với dự án này, TTCP yêu cầu giảm trừ giá trị tổng mức đầu tư số tiền 34 tỷ đồng; xem xét lại tổng số tiền do lập, phê duyệt dự toán thiết kế bản vẽ thi công chưa đúng quy định; tính lại chi phí vận chuyển dầm thép theo cự ly thực tế là 7,4 tỷ đồng.
Tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài (đường Tố Hữu) theo hướng đông bắc - tây nam có điểm đầu là nút giao thông Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương, điểm cuối đến sông Nhuệ. Chiều dài tuyến đường nghiên cứu khoảng 2,1 km.
Đối với dự án đường Lê Văn Lương kéo dài, UBND Hà Nội cần thẩm định lại phương án kết cấu đối với khối lượng phát sinh mật độ cọc trị giá gần 8 tỷ đồng. Chi phí giải phóng mặt bằng liên quan đến di chuyển đường điện 0,4 kV (giá trị 7,7 tỷ đồng) cần xác định cụ thể theo quy định, để trình duyệt quyết toán.
Tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên dài 21,5 km nối từ chân cầu Thanh Trì - Hà Nội đến quốc lộ 39, huyện Khoái Châu - Hưng Yên. Tuyến này cùng cầu Bắc Hưng Hải chạy xuyên qua khu đô thị Ecopark. Toàn bộ dự án được đưa vào khai thác sử dụng với quy mô chiều rộng 40 m, 6 làn xe chạy, tốc độ tối đa 80 km/h; dải phân cách cây xanh, hệ thống chiếu sáng, chỉ dẫn giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại.
Tuy nhiên theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, dự án đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên bị tăng tổng mức đầu tư điều chỉnh 14 tỷ đồng.
Dự án đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An (quận Hoàng Mai) gồm tuyến số 1, tuyến số 5, nút giao tuyến số 1 và đường 70. Tuyến số 1 với chiều dài hơn 2.500 m có điểm đầu giao với đường vành đai 3, điểm cuối nối với đường 70. Tuyến số 5 là tuyến đường giáp ranh giữa Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An và Khu chức năng đô thị Nam đường vành đai 3, chiều dài gần 1.200 m.
Dự án này bị tăng hơn 12 tỷ đồng. Thanh tra Chính phủ yêu cầu giảm trừ giá trị tổng mức đầu tư, xem xét lại tổng số tiền do lập, thẩm tra, phê duyệt dự toán thiết kế bản vẽ thi công chưa đúng gần 16 tỷ đồng. Ngoài 5 dự án giao thông trên còn dự án đường trục phía nam tỉnh Hà Tây cũ việc thẩm định chi phí lãi vay là 920 tỷ đồng là chưa có cơ sở.
Dù chưa có kết quả thẩm tra thiết kế cơ sở của Bộ Xây dựng và thẩm tra phê duyệt công nghệ, nhưng Nhà máy nước Yên Sở vẫn khởi công. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, việc lập thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán theo quy định của Nhà đầu tư còn hạn chế và được thực hiện trong quá trình thi công nhà máy.
Toàn bộ quá trình thi công, thực hiện dự án trước khi ký hợp đồng BT không có sự tham gia giám sát, thẩm định, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước, của các sở, ban ngành thuộc UBND Hà Nội. TTCP kiến nghị Hà Nội yêu cầu Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam nộp NSNN theo quy định. Ngoài ra, giảm trừ quyết toán đối với 10 phát sinh lãi vay sau ngày 8/11/2012 có số tiền là 1,3 triệu USD.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa chỉ ra hàng loạt vi phạm tại các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường ở Hà Nội.
Trước phản ánh về tình trạng phố cà phê đường tàu Phùng Hưng tái diễn cảnh tấp nập khách đến check-in, lãnh đạo phường Điện Biên đề xuất di dời tuyến đường sắt khỏi nội đô.