Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Căn bệnh khiến trẻ 6 tháng tuổi phải cắt bỏ thận

Thấy con sốt cao, ăn uống kém và quấy khóc khi đi tiểu, gia đình đưa bé đến bệnh viện khám thì phát hiện bị dị tật bẩm sinh đường tiết niệu hiếm gặp.

Bác sĩ đang kiểm tra tình trạng phục hồi của bệnh nhi. Ảnh: BVCC.

Theo Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh nhi là bé Đ.T.D.Q. (6 tháng tuổi, sống ở huyện Thanh Sơn) nhập viện trong tình trạng sốt cao, tiểu đau và quấy khóc.

Gia đình cho biết trẻ có tiền sử giãn đài bể thận phải. Một tuần trước khi nhập viện, trẻ tiểu đau, quấy khóc khi đi tiểu, sau đó trẻ sốt cao 39 độ C, ăn uống kém. Thấy các triệu chứng kéo dài không giảm, gia đình đưa bé đi khám tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ.

Qua các xét nghiệm, ThS.BS Nguyễn Đức Lân, Trưởng khoa Ngoại Nhi, cho biết trẻ có tình trạng nhiễm khuẩn tiểu, giãn toàn bộ đơn vị thận và niệu quản trên phải.

Do đó, bệnh nhi được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn tiểu. Khi tình trạng này ổn định, trẻ phải phẫu thuật cắt thận và niệu quản đơn vị thận trên phải do phát hiện các cơ quan này mất chức năng hoạt động.

Ngày thứ 3 sau mổ, tình trạng bệnh nhi ổn định, vết mổ khô, ăn uống được và tiểu nước vàng trong. Bác sĩ dự kiến điều trị hậu phẫu khoảng 7-10 ngày.

Qua trường hợp của bé Q., bác sĩ Lân chia sẻ thận niệu quản đôi là dị tật bẩm sinh đường tiết niệu hiếm gặp. Các triệu chứng thường gặp ở thận niệu quản đôi gồm nhiễm trùng tiểu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, rỉ nước tiểu liên tục, viêm mào tinh hoàn và tiểu máu.

Việc điều trị phụ thuộc vào các biểu hiện lâm sàng và hình thái ghi nhận tổn thương. Ví dụ, trường hợp của bé Q., đơn vị thận giãn mất chức năng, nên có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.

Bác sĩ Lân cho biết thận niệu quản đôi có thể gây nhiễm khuẩn tiểu ở các mức độ khác nhau. Nếu không được điều trị, bệnh gây nhiễm khuẩn huyết và nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của trẻ lúc tiểu tiện như tiểu đau, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đục, có ra máu hoặc rỉ nước liên tục, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám cũng như đánh giá tình trạng bệnh, đặc biệt là các dị tật đường tiết niệu.

Sữa mẹ là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bà mẹ nào cũng muốn cho con được bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bà mẹ cho con bú nên ăn gì để tăng cường dưỡng chất cho sữa mà vẫn tốt cho sức khỏe?

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.

Mặc quần áo bó sát người có thể gây bệnh

Quần áo bó sát luôn mang đến vẻ thời trang và ấn tượng. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta lại phải chịu nhiều tác động xấu khi mặc đồ quá bó chật.

Nam Giao

Bạn có thể quan tâm