Nova trong tiếng Latinh có nghĩa là “mới”. Chiếc Nova 3i đã mang đến cho tôi những suy nghĩ, cảm xúc mới mẻ về camera của một chiếc điện thoại có mức giá chưa đến 7 triệu đồng, và trí thông minh nhân tạo (AI) đã mang đến nhiều tác dụng thú vị.
Những ngày cuối tháng 7, Huawei giới thiệu bộ đôi Nova 3 và Nova 3i bổ sung thêm vào dòng Nova series của mình. Mọi chuyện có lẽ chỉ dừng lại ở đó, bởi dẫu sao đây chỉ là 2 sản phẩm ở phân khúc tầm trung và cận cao cấp. Mà điện thoại tầm trung liệu có gì đáng chú ý? AI có vẻ thú vị nhưng nó hoạt động thế nào? Xưa nay camera không cần có AI vẫn có thể ra được hình đẹp cơ mà.
Nhưng cơ duyên cũng đưa tôi đến với một chiếc Huawei Nova 3i...
Sau ấn tượng đầu tiên về thiết kế và màu sắc độc đáo, tôi thử vuốt nhẹ vào góc màn hình khoá để mở ứng dụng camera và trải nghiệm chụp hình với sự hỗ trợ của AI.
Tôi vẫn luôn tự tin mình là người có khả năng kiềm chế cảm xúc tốt, nhưng trong khoảnh khắc bức ảnh hiện trên màn hình, dường như đã có một tiếng “wow" nhẹ thốt lên. Một bức hình tôi thường mất khoảng 5-10 phút cùng 2-3 ứng dụng chỉnh sửa ảnh mới có được thì nay đã hiển hiện trên màn hình chỉ bằng đúng thời gian của một thao tác bấm máy.
L
ật mặt sau của Nova 3i để ngắm nghía cụm camera, tôi bị chú ý bởi dòng chữ “Dual Lens 1:2.2/26 ASPH” màu trắng nổi bật đặt cạnh bộ đôi ống kính và đèn flash. Đã từ lâu, các hãng điện thoại không còn ghi thông số camera lên vỏ máy nhưng Huawei thì có. Ít nhất là trên các dòng điện thoại mà họ muốn hướng tới khả năng chụp ảnh chất lượng cao.
Dòng chữ đó không chỉ thể hiện mong muốn của Huawei, mà còn cho biết cụm camera kép này sử dụng ống kính phi cầu (Aspherical Lens - ASPH) nhằm giảm quang sai và mang đến hình ảnh với độ sắc nét cao nhất. Bộ đôi ống kính có tiêu cự 26 mm (quy đổi theo chuẩn máy full-frame) cùng khẩu độ ống kính là f/2.2 phù hợp cho hầu hết tình huống chụp ảnh.
Với độ mở ống kính f/2.2, những bức ảnh sẽ có độ sắc nét cao hơn, nhưng hạn chế trong việc xoá phông và chụp hình buổi tối. Đó là thách thức của Nova 3i và cũng chính là cơ hội để chúng ta kiểm chứng sức mạnh từ AI và các công nghệ mà Huawei đã dày công nghiên cứu.
Cuộc chơi camera điện thoại không phải là cuộc chạy đua trong việc tạo ra một hay một vài thông số “khủng”, mà phải là việc tạo nên một hành trình sử dụng camera đầy cảm xúc và hoàn hảo với người dùng. Với chiếc Nova 3i này, tôi nghĩ Huawei sẽ làm được điều đó bởi bên cạnh cụm ống kính chất lượng cao, hãng còn trang bị nhiều thông số ấn tượng khác: chip xử lý Kirin 710, màn hình 6,3 inch, viên pin 3.340 mAh và bộ nhớ trong lên tới 128 GB.
Mỗi bức ảnh từ Nova 3i có dung lượng 7-10 MB, vậy là bạn có thể chụp hàng chục tấm mỗi ngày, trong vài năm mà quên đi nỗi lo không thể chụp ảnh vì hết bộ nhớ.
K
hởi động camera của Nova 3i, bạn sẽ bị choáng ngợp nhẹ bởi hệ thống tuỳ chọn chụp xuất hiện trên màn hình. Từ khẩu độ, chân dung đến ảnh, video, thấu kính AR và hàng loạt tuỳ chọn được đặt ẩn trong một menu khác như: chuyên nghiệp, vẽ bằng ánh sáng, toàn cảnh...
Với nhu cầu phổ thông, có lẽ chụp ảnh tự động và chụp ảnh xoá phông là những tính năng mà người dùng sử dụng nhiều nhất, chúng cũng được đặt ở ngay menu chính để người dùng chọn nhanh khi chụp ảnh.
Việc cung cấp nhiều tính năng cho thấy mong muốn của Huawei trong việc mang lại trải nghiệm hoàn hảo cho người dùng. Tuy có thể gây nên những bỡ ngỡ ban đầu, nhưng người dùng chỉ mất khoảng vài phút làm quen để làm chủ camera của chiếc máy, chưa kể còn có sự trợ giúp từ trí thông minh nhân tạo.
Tôi thường chọn chế độ chụp ảnh tự động và bật AI lên. Với lựa chọn này, máy có thể nhận ra hầu hết bối cảnh chụp và đưa ra kết quả cuối cùng tối ưu về cả màu sắc, độ sâu trường ảnh, tốc độ chụp...
Chẳng hạn khi phát hiện ra trong khung hình có người, máy sẽ tự động làm đẹp da, làm mờ nền phía sau để nổi bật chân dung; khi bạn chụp mây trời, kết quả thu về sẽ là một nền trời xanh ngắt sâu thẳm với những cụm mây bồng bềnh đã mắt. Đó chỉ là những ví dụ dễ gặp để thấy tác dụng của AI trên camera Nova 3i, trong số hơn 500 bối cảnh mà máy có thể nhận biết ngay lập tức.
Hãy luôn bật AI để có một bức ảnh “chụp phát ăn ngay”, bởi ngay cả khi sự can thiệp của AI chưa đúng với cảm xúc, bạn vẫn có thể tắt chúng đi khi xem lại và hậu kỳ như một bức ảnh thông thường.
Việc điều chỉnh lại thông số khi hậu kỳ cũng là điểm mạnh của chế độ chụp ảnh “Khẩu độ” trên điện thoại Huawei mà chúng ta quen gọi là chụp “Xoá phông”. Trên thực tế, tính năng này không chỉ hữu hiệu trong việc làm mờ phông nền, tạo bokeh để nổi bật chủ thể mà còn giúp tạo ra một bức ảnh có độ sâu hợp lý, nét đúng chỗ cần nét.
Sau khi chụp ở mode “Khẩu độ", tôi có thể chọn lại điểm lấy nét mà tôi mong muốn, chọn độ mờ phù hợp với bức ảnh tương ứng với việc điều chỉnh khẩu độ từ 0.95 (mờ nhất) đến 16 (tất cả đều nét).
Vậy đã điều chỉnh được độ “xoá phông” rồi, sao còn cần đến chế độ “Chân dung” riêng biệt? Đó là bởi theo Huawei, ảnh chân dung không nhất thiết phải là ảnh xoá phông, mà xoá phông đơn giản chỉ là một tuỳ chọn để giúp bức ảnh chân dung có nhân vật được nổi bật hơn so với phông nền.
Ngoài tuỳ chọn xoá phông, chế độ Chân dung trên camera của máy còn cho phép làm đẹp khuôn mặt, tạo nên một bức ảnh chân dung với nguồn sáng được đánh có chủ đích và phông nền đen như khi chụp trong một studio chuyên nghiệp.
Một điều đáng khen ngợi trên chiếc điện thoại này của Huawei là trong cả 3 chế độ nói trên, người dùng đều có thể chủ động tăng/giảm giá trị phơi sáng (EV) cho phù hợp, thay vì phải chấp nhận giá trị đo sáng của máy đưa ra giống như hầu hết điện thoại trên thị trường hiện nay.
T
rong suy nghĩ ban đầu của tôi, AI trên camera điện thoại vẫn là một cái gì đó thừa thãi, mang tính “làm màu” để bán hàng là chính. Thế nhưng trong vài ngày dùng Nova 3i, đã có lúc tôi thực sự tiếc hùi hụi vì chủ quan mà không bật AI khi chụp ảnh, để rồi nhận về những bức ảnh kiểu như: chụp thú cưng thì bị nhoè, chụp bầu trời thì bị cháy sáng...
Không thể đổ lỗi cho camera của máy, bởi nếu với một chiếc điện thoại khác, có lẽ tôi đã cẩn thận chỉnh lại tốc độ cao hơn để chụp ảnh cho thú cưng hay giảm EV để có được một bức ảnh phong cảnh đủ sáng. “Sai lầm” duy nhất có lẽ là tôi đã quá phụ thuộc vào tính năng AI đến mức quên mất các thao tác phức tạp để chụp ảnh khi xưa.
So sánh ảnh chụp khi có AI tăng cường (phải) và không có AI tăng cường (trái). |
AI không hẳn là quá lợi hại và dù sao đó cũng chỉ là một cái máy làm theo các cài đặt trước đó của người dùng và nhà sản xuất. Thế nhưng AI sẽ đảm bảo chắc chắn bạn sẽ có một bức ảnh không xấu, không hỏng, chụp xong có thể post ngay lên Facebook mà không cần qua bất kỳ khâu chỉnh sửa nào.
Trên Nova 3i, sự can thiệp của AI dễ thấy nhất là việc tăng độ tươi màu làm cho bức ảnh nào cũng có màu sắc rực rỡ và bắt mắt, tuy nhiên lại khiến nhiều người lo sợ rằng sẽ khó cho việc hầu kỳ và làm màu theo ý muốn. Nhưng hãy nhớ rằng, chúng ta có thể tắt việc tăng cường AI ở phần hậu kỳ.
C
ó quá nhiều điều để nói về camera của Huawei Nova 3i, nhưng có lẽ chúng sẽ chỉ phù hợp với một số người, hoặc trong một số tình huống nhất định nên tôi sẽ gộp chung vào một phần để nói.
Đầu tiên là mode “Thấu kính AR”. Công nghệ thực tế tăng cường cho phép bạn tương tác với camera để làm những điều thú vị, chẳng hạn như hoá thân vào một chú chú tắc kè, mèo, thỏ, robot... để làm những hành động, biểu cảm khuôn mặt và lời nói như một người thực thụ. Hay khi chụp ảnh trên bàn làm việc mà lại có sự xuất hiện của một chú chim cánh cụt đang vui đùa.
Chế độ “Pro” thực sự chuyên nghiệp. Trong khi nhiều người băn khoăn rằng camera smartphone thì không thể điều chỉnh chuyên nghiệp được như máy ảnh DSLR. Điều đó đúng, nhưng những thông số cơ bản mà DSLR phát huy lợi thế thì trên Nova 3i cũng có thể tuỳ chỉnh được. Bạn có thể chỉnh ISO từ 50-3200, tốc độ từ ¼.000s đến 30s, bắt nét tự động hoặc chỉnh tay... Ở đầu bài viết tôi có nói đến khẩu độ f/2.2 là tương đối nhỏ, nhưng nó có thể được khắc phục triệt để bằng chế độ chuyên nghiệp của máy.