Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Cảm giác an toàn nơi công sở

Thiếu cảm giác an toàn, nhân viên không sẵn sàng góp ý hoặc phản biện. Lâu dần, sự im lặng, né tránh sẽ gây hại đến năng suất của cả tập thể.

Nhân sự chỉ muốn lên tiếng góp ý cho công việc khi cảm thấy an toàn về mặt tâm lý. Ảnh minh hoạ: Thirdman/Pexels.

“Tôi ngại lên tiếng dù phát hiện ra vài lỗi sai của dự án. Nhỡ đâu mọi người không đồng tình và phản bác gay gắt? Hoặc tệ hơn, tôi có thể bị quản lý đánh giá thấp”.

Nếu từng có suy nghĩ tương tự, nhiều khả năng chúng ta đang làm việc tại môi trường thiếu an toàn về mặt tâm lý.

Theo Amy Edmondson, Giáo sư tại trường Kinh doanh Harvard (HBS), đây là vấn đề được quan tâm đặc biệt trong các cuộc thảo luận về đời sống công sở thời gian gần đây.

Dưới đây là một số thông tin giúp mọi người hiểu hơn về tầm quan trọng của sự an toàn tâm lý tại chốn văn phòng, theo Worklife.

an toan tam ly anh 1an toan tam ly anh 2
an toan tam ly anh 3

Thiếu cảm giác an toàn tâm lý, nhân sự ngại lên tiếng cả trong những trường hợp quan trọng. Ảnh minh hoạ: Cottonbro/Pexels.

Sức ảnh hưởng

Hầu hết nhân viên đều kỳ vọng có thể lên tiếng tại công sở một cách thoải mái, không bị phán xét hay đối xử bất công.

“Phần lớn người lao động ưu tiên im lặng trong hầu hết tình huống, trừ khi bị đe doạ nghiêm trọng đến quyền lợi chung. Nỗi sợ bị phớt lờ, đánh giá thấp hoặc cười cợt ngăn cản họ nêu quan điểm.

Sự im lặng dễ dàng gây ra nhiều tình huống khó xử và sai lầm nghiêm trọng. Và họ sẽ càng không muốn lên tiếng, nếu bị quản lý chỉ trích gay gắt sau đó”, Edmonson nói.

Còn dưới góc nhìn của Giáo sư tâm lý học Ludmila Praslova, an toàn tâm lý không đồng nghĩa với không có xung đột.

Ngược lại, nếu động viên cấp dưới thẳng thắn, quản lý cần chuẩn bị tinh thần cho những luồng ý kiến trái chiều, thậm chí là gay gắt. Tuy nhiên, hãy xem đây là cơ hội để nhận ra khúc mắc, hiểu hơn về nhu cầu của nhân viên nhằm kịp thời đưa ra chiến lược toàn diện hơn.

Bên cạnh đó, khi thấy an toàn về mặt tâm lý, các thành viên trong nhóm sẽ đoàn kết và thúc đẩy nhau làm việc. Đặc biệt, môi trường “không có câu hỏi nào là ngu ngốc” sẽ giúp nhân sự nảy ra nhiều ý tưởng đột phá, thay vì chỉ quanh quẩn trong khuôn khổ, công thức quen thuộc.

Ngược lại, chẳng ai muốn gắn bó với văn phòng khiến họ cảm thấy bị soi mói, chê bai sau lưng. Burn out hoặc các rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm là kết quả khó tránh khi nhân sự cố gắng gượng ở nơi làm việc kiểu này.

an toan tam ly anh 4an toan tam ly anh 5
an toan tam ly anh 6

Quản lý cần cởi mở và trung thực trong giao tiếp để tạo cảm giác an toàn cho cấp dưới. Ảnh minh hoạ: Thirdman/Pexels.

Cách tạo ra môi trường an toàn tâm lý

Theo Edmondson, an toàn về mặt tâm lý xuất phát từ sự tin tưởng mà nhân viên dành cho công ty.

Vì vậy, trước hết, nhóm lãnh đạo cần “làm gương” bằng cách cởi mở, trung thực trong giao tiếp.

Dù biết rõ ý kiến của cấp dưới chưa phù hợp, thiếu thực tế, quản lý cũng không nên gay gắt bác bỏ. Thay vì vậy, hãy phản hồi khéo léo, gợi ý hướng đi phù hợp để họ hiểu rõ hơn về vấn đề đang được bàn luận.

Đồng thời, ban điều hành cần minh bạch về hệ thống tiêu chuẩn, kỳ vọng, tích cực lắng nghe và cải thiện theo góp ý cũng như sẵn sàng đồng hành với cấp dưới.

Trong trường hợp không chắc chắn về mức độ an toàn tâm lý hiện có ở văn phòng, các quản lý có thể sử dụng bộ câu hỏi ngắn do Giáo sư Edmonson nghiên cứu. Bà gợi ý thang đo từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” cho mỗi câu trả lời.

  • Không có gì căng thẳng nếu tôi phạm sai lầm khi làm việc trong tập thể này.
  • Các thành viên của nhóm có khả năng nhận biết rắc rối hoặc vấn đề bất ổn khi hoạt động.
  • Những người trong nhóm có thể chấp nhận những người khác vì sự khác biệt của họ.
  • Tôi được an toàn khi chia sẻ về ý tưởng, hành động rủi ro.
  • Không khó để nhờ các thành viên khác trong nhóm này giúp đỡ.
  • Không ai trong nhóm này cố tình xem nhẹ nỗ lực của tôi.
  • Các kỹ năng của tôi được đánh giá cao và trọng dụng khi làm việc với họ.

Nếu kết quả chủ yếu tập trung ở nhóm “không đồng ý”, khả năng cao môi trường làm việc này đang ẩn chứa nhiều yếu tố gây bất an và quản lý cần tìm cách cải thiện.

“Ngoài ra, chính nhân viên cũng nên thử rời vùng an toàn. Thay vì mãi lo sợ bị đánh giá, hãy lên tiếng trong các trường hợp cần thiết. Chấp nhận rủi ro là điều cần thiết, bởi bạn có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội, cũng như tự tạo ra cảm giác bất an nếu duy trì sự im lặng”, Praslova nói thêm.

Những nhân sự chịu áp lực kém

Một số người có giới hạn chịu đựng hạn chế hơn so với số đông. Họ khó được bạn bè, đồng nghiệp cảm thông, bị cho rằng đang làm quá mọi thứ.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Am anh hoan hao trong cong viec hinh anh

Ám ảnh hoàn hảo trong công việc

0

Nhiều nhân sự luôn muốn công việc chỉn chu ở mức tuyệt đối. Song, nỗ lực này chỉ khiến họ tốn thời gian, năng lượng, khó tập trung vào các dự án quan trọng hơn.

Hoàng Kỳ

Bạn có thể quan tâm