Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Cái khó với phim của Việt Hương

“Ma da” dự kiến trình làng vào trung tuần tháng 8, sau khoảng thời gian dài phim Việt thất thế trước phim ngoại ngoài rạp.

Mới đây, bộ phim kinh dị có Việt Hương đóng chính tung ra teaser trailler đầu tiên, hé lộ câu chuyện xoay quanh truyền thuyết dân gian về ma da.

Đoạn clip mở ra bằng lời hát ru “Gió mùa thu, mẹ ru mà con ngủ...” trên nền hiệu ứng âm thanh rùng rợn. Ngay sau đó là lời căn dặn của người bà với các cháu nhỏ: “Những đứa nào chơi cạnh bờ sông là ma da bắt. Cho nên, tụi con đừng bao giờ chơi cạnh bờ sông, nghe chưa?".

Ma da lấy bối cảnh khu xóm nhỏ ven sông. Chẳng biết vì nguyên nhân gì, không ít dân làng liên tục chết đuối một cách kỳ dị. Điều này khiến nhiều người hoang mang, lo sợ. Họ rủ rỉ truyền tai nhau về một truyền thuyết dân gian mang tên “ma da”.

Khai thác câu chuyện dân gian

Trong phim, Việt Hương hóa thân Lệ, một người đàn bà hành nghề vớt xác có vẻ ngoài lam lũ, khắc khổ. Cứ mỗi lần mò sông trục xác, bà Lệ phải thực hiện đầy đủ nghi thức cúng bái để mọi điều diễn ra suôn sẻ, dẫn dắt những người mất tìm về được nhà.

Thế nhưng, bi kịch xảy ra sau lần bà Lệ vớt xác của chàng trai trẻ tên Hiếu. Theo lời một người đàn ông trong xóm, Hiếu chết đuối do bị ma da kéo. Việc gây thù chuốc oán với ma da đã đẩy gia đình bà Lệ rơi vào tình thế nguy hiểm.

Đoạn teaser kết thúc với cảnh Nhung, con gái bà Lệ, chơi đùa bên mé sông và bị một thực thể bí ẩn kéo xuống nước rồi mất tích.

Ma Da,  Viet Huong,  Quy cau anh 1

Việt Hương hóa thân người đàn bà vớt xác.

Ma da, từ lâu đã không còn là một khái niệm xa lạ với nhiều nền văn hóa trên thế giới, đặc biệt là tại châu Á. Ở mỗi nền văn hóa khác nhau, ma da lại có một tên gọi riêng. Thông thường, đây là khái niệm chỉ oan hồn người chết đuối, thường ở các sông lớn, vùng nước sâu. Chúng kéo chân hoặc lật thuyền của các nạn nhân xấu số.

Tại Hy Lạp, có không ít truyền thuyết liên quan đến tiên cá Siren, những sinh vật biển quyến rũ thủy thủ bằng giọng hát rồi tìm cách nhấn chìm họ. Trong văn hóa Slav, Đông Âu, chúng lại có tên là “Rusalka” - linh hồn những phụ nữ trẻ chết đuối, thường xuyên xuất hiện ở các vùng nước sâu, tìm kiếm nạn nhân thế chỗ.

Ở Nhật Bản, đó là Funayurei, oan hồn của những thủy thủ, ngư dân và người chết trên biển. Trong khi ở Malaysia, người ta vẫn truyền miệng những câu chuyện về Lang Suir, linh hồn phụ nữ chết đuối hoặc chết trong khi lâm bồn. Nó ám các vùng nước như ao hồ, sông suối và nhấn chìm những người xấu số.

Còn tại Việt Nam, ma da xuất hiện trong không ít chuyện kể dân gian, các bài vè hay đồng dao, mà nổi bật phải nhắc đến Bắc Kim Thang. Cuốn Ma quỷ dân gian ký của tác giả Duy Văn mô tả ma da là linh hồn người chết đuối mang nhiều oán hận. Chúng không siêu thoát được, phải ở lại dưới đáy sông hồ lạnh lẽo. Muốn đầu thai hay tìm kẻ bầu bạn, ma da tìm cách kéo người ta xuống nước và dìm chết.

Hình dáng của chúng không được mô tả cố định, khi là trẻ con, khi là một thực thể mềm nhũn, cũng có khi lại là thây xác xanh nhớt, trơn tuột như rong rêu.

Còn có quan niệm cho rằng nạn nhân của ma da sẽ không thể tìm thấy ngay lập tức. Vì thế mà ở nhiều nơi, người ta phải mời thầy cúng, lập đàn để thực hiện đầy đủ nghi lễ hòng "xin xác" người xấu số.

Ma Da,  Viet Huong,  Quy cau anh 2

Địa điểm bấm máy là tại rừng ngập mặn ở Cà Mau.

Trong bộ phim của đạo diễn Nguyễn Hữu Hoàng, câu chuyện về ma da bám sát chuyện kể dân gian, không có nhiều yếu tố sáng tạo. Có chăng, tác phẩm cung cấp thêm góc nhìn về nguồn gốc của oan hồn này. Bởi trên hành trình tìm lại con gái, bà Lệ phải nhờ đến sự giúp đỡ của dân làng. Từ đó, bí mặt đằng sau oan hồn kia mới dần được hé mở.

Hướng đi nào khi chất liệu không mới?

Hướng kể chuyện Ma da thực chất chưa mới mẻ, cũng không đặc biệt khi từng được nhiều phim kinh dị trong lẫn ngoài nước tận dụng trước đó. Chìa khóa thành công của các tác phẩm thuộc dòng này là tìm ra hướng khai thác “độc lạ” với một chủ đề đã quen thuộc.

Gần nhất, phim nội địa Quỷ cẩu khai thác câu chuyện về chó đội nón mê và được khán giả đón nhận nhờ mở ra nhiều góc nhìn xoay quanh lò mổ động vật. Việc một phim Việt tiên phong xoáy sâu vào chủ đề có hay không nên ăn thịt chó chính là yếu tố then chốt kéo khán giả ra rạp. Vậy nên, Quỷ cẩu từ một dự án bị nghi ngờ là “thảm họa” lại bất ngờ thành công rực rỡ ở phòng vé, thu về hàng trăm tỷ đồng.

Đặt lên bàn cân, Ma da của Nguyễn Hữu Hoàng chưa cho thấy góc nhìn đặc biệt và táo bạo như thế.

Nếu có thể, điều mà người xem mong chờ nằm ở những cú plot-twist của Ma da. Đây vốn là “gia vị” thiết yếu của bất kỳ phim kinh dị nào. Song, làm thế nào để tận dụng chúng hiệu quả lại là một bài toán khó.

Với đứa con tinh thần của Nguyễn Hữu Hoàng, các cú twist có khả năng nằm ở nguyên nhân nhiều người chết đuối kỳ lạ, hoặc cũng có thể là bước ngoặt trên hành trình cứu con của bà Lệ... Nhân vật người thầy (Trung Dân đóng) từng cảnh báo về tai ương sắp ập đến, không quên nhắc nhở bà và gia đình phải cẩn trọng. Việc đắc tội với ma da làm hành trình tìm con của nhân vật chắc chắn gặp phải không ít trở ngại.

Ma Da,  Viet Huong,  Quy cau anh 3

Tạo hình phản diện Ma da.

Đó sẽ là bước đi an toàn cho nội dung bộ phim. Bởi nếu cú twist nằm ở nguồn gốc phản diện, điều này đã quá dễ đoán và nhám chán. Việc ép chuyện phim trở thành cuộc truy tìm chân tướng phản diện đã là cách kể cũ kỹ, lỗi thời, thậm chí dễ rơi vào cái bẫy sáo rỗng.

Bên cạnh nội dung, các ngôn ngữ, chất liệu kinh dị trong tác phẩm cũng đóng vai trò quan trọng. Điều này lại chưa thể hiện rõ trong đoạn tearser trailer mới được ê-kíp tung ra. Phim tận dụng những gam màu tối, ám xám xanh, thường xuyên để những khung hình phủ ngập sắc lạnh. Đây là cách làm thường thấy trong phim kinh dị châu Á, dễ khơi gợi cảm giác rùng rợn.

Tuy nhiên, cách sử dụng hiệu ứng âm thanh lại không mấy ấn tượng. Nhiều tiếng cười rúc rích, giọng nói bí ẩn hay âm thanh ma quái dường như bị lạm dụng, tạo cảm giác mồi chài cảm xúc người xem.

Hình ảnh ma da cũng đã được hé lộ trong cảnh Nhung cùng bạn học đi vào rừng, song nhìn chung khá nhạt nhòa, chưa được đầu tư. Ê-kíp phải tận dụng bóng tối và vật cản để che lấp tạo hình hời hợt của phản diện: một phụ nữ mặc đồ đen ướt sũng cùng mái tóc dài và làn da nhợt nhạt.

Một lợi thế của Ma da là việc quy tụ dàn cast có tiếng, với nhiều cái tên quen thuộc như Việt Hương, Thành Lộc, Dạ Chúc hay Trung Dân... Song, chừng đó là chưa đủ để mời gọi khán giả ra rạp nếu bộ phim của Nguyễn Hữu Hoàng không có câu chuyện thu hút.

Tủ sách Nghệ thuật - Giải trí giới thiệu những cuốn sách hay và mới nhất về nền công nghiệp giải trí và các bộ môn nghệ thuật đại chúng tiêu biểu. Ngoài ra, tủ sách cũng đề xuất loạt tác phẩm đáng đọc về các nghệ sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới, giúp độc giả hiểu hơn và biết thêm về những câu chuyện hậu trường, chưa từng được tiết lộ.

Minions thống trị rạp Việt, phim có Minh Dự thoi thóp

Sự xuất hiện của “Despicable Me 4” khiến phòng vé trở nên sôi động hơn. Danh sách phim ăn khách nhất thời điểm hiện tại hoàn toàn vắng bóng các cái tên từ thị trường nội địa.

Cuộc chạm trán nghẹt thở với quái vật ngoài hành tinh

"A Quiet Place: Day One" mở rộng bức tranh về cuộc đối đầu căng thẳng giữa con người và lũ quái vật ngoài hành tinh mang tên Death Angels.

Tống Khang

Bạn có thể quan tâm