Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cái bắt tay dài một phút đi vào lịch sử eo biển Đài Loan

Chiều 7/11 ở Singapore, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt tay lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) Mã Anh Cửu trước khi bước vào hội đàm kín.

Người đứng đầu Đài Loan Mã Anh Cửu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫy tay chào các nhà báo trước khi bắt đầu cuộc hội đàm. Ảnh: SCMP
Người đứng đầu Đài Loan Mã Anh Cửu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫy tay chào các nhà báo trước khi bắt đầu cuộc gặp. Ảnh: SCMP

Cuộc gặp giữa lãnh đạo đảo Đài Loan (Trung Quốc) Mã Anh Cửu và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kết thúc chiều 7/11. Ông Mã mô tả cuộc hội đàm với ông Tập là “thân thiện và tích cực”. Vấn đề ông đưa ra trong cuộc họp là những khó khăn mà chính quyền đảo Đài Loan phải đối mặt khi tham gia các tổ chức quốc tế.

Theo Straits Times, chỉ 3 câu hỏi được chấp thuận trong cuộc họp báo do phía Đài Loan tổ chức, trong đó 2 câu từ phía truyền thông Trung Quốc và một từ phía Đài Loan trong khi rất nhiều phóng viên dự cuộc họp báo. Một phóng viên nữ tỏ ra tức giận khi cô không được phép hỏi.

Theo lời ông Mã, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo của hai bên đã lần đầu thảo luận về “đồng thuận 1992”. Ông Mã cho biết ông Tập ủng hộ ý tưởng của mình về việc thiết lập đường dây nóng giữa đôi bờ eo biển Đài Loan.

Khi được hỏi về hai bên đã bàn thảo về việc loại bỏ tên lửa Trung Quốc hướng về phía đảo Đài Loan, ông Mã dẫn lời ông Tập cho biết các tên lửa đó không nhằm vào đảo.

Một phóng viên hỏi ông Mã có mời ông Tập thăm Đài Loan hay không, ông Mã cho biết họ không đề cập tới vấn đề này trong cuộc hội đàm. Ông cũng cho biết chưa có kế hoạch gặp lại nhà lãnh đạo Trung Quốc. 

Khi được hỏi tại sao ông Mã quyết định gặp ông Tập tại thời điểm này, lãnh đạo đảo Đài Loan khẳng định: "Tôi chỉ còn 6 tháng tại vị trong khi ông Tập còn tới 7 năm lãnh đạo". 

Trước đó, phát biểu nhanh với báo giới trước khi vào họp kín, ông Tập Cận Bình ca ngợi cuộc hội đàm là "lịch sử". Theo lãnh đạo Trung Quốc, mối quan hệ giữa đại lục và đảo Đài Loan đã dần tan băng do nỗ lực của cả hai bên trong suốt 7 năm qua.

Ông Mã Anh Cửu nói rằng, những cuộc trao đổi kể từ năm 2008 đã đem lại thành quả đáng kể. “Hòa bình là nền tảng để hai bên phát triển theo hệ thống riêng”, người đứng đầu đảo Đài Loan nói.

Cuộc gặp lịch sử giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo đảo Đài Loan Mã Anh Cửu được công bố đêm 3/11. Lúc 15h theo giờ Singapore, ông Tập và ông Mã gặp nhau tại khách sạn Shangri-la. Truyền thông Trung Quốc gọi cuộc đối thoại là bước ngoặt và so sánh nó với chuyến công du năm 1972 của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ Bắc Kinh – Washington. 

Trả lời CCTV, ông Tao Ôn Châu, chuyên gia tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định: “Đây là cuộc gặp phá băng”. Biên tập viên CCTV gọi cái bắt tay giữa ông Tập và ông Mã được gọi là “cái bắt tay lịch sử”. Theo kế hoạch, chủ tịch Trung Quốc và lãnh đạo đảo Đài Loan sẽ “tình cờ” gặp nhau khi cùng nhau ăn tối tại Shang Palace, một nhà hàng cao cấp kiểu Quảng Đông ở Singapore. Thực đơn của nhà hàng này nổi tiếng với tôm hùng Australia, cua Sri Lanka và thịt bò Nhật Bản. Hóa đơn của bữa ăn sẽ được chia đều, The Guardian đưa tin. 

Cuộc gặp giữa ông Tập và ông Mã dường như là thành quả của 7 năm cải thiện mối quan hệ giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Năm 2008, ông Mã Anh Cửu tuyên bố sẽ chấm dứt thù hận chính trị giữa hai bên eo biển Đài Loan khi phát biểu nhậm chức. Cuộc gặp giữa ông Tập và ông Mã diễn ra khi vài ngày nữa là thời điểm bầu cử ở đảo Đài Loan.

Đây là lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao nhất từ đại lục và Đài Loan gặp mặt từ sau năm 1949. Hơn 1.000 phóng viên báo đài tới khách sạn Shangri-La để ghi lại cuộc gặp gỡ lịch sử này.

Chủ tịch Trung Quốc lần đầu họp với lãnh đạo đảo Đài Loan

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc họp đầu tiên với nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu của Đài Loan (Trung Quốc) tại Singapore vào cuối tuần này.

Hải Anh - Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm