Theo đó, mức đóng hàng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc.
Ví dụ: Ông C sinh tháng 3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường. Hết tháng 3/2016, ông C có 19 năm 7 tháng đóng BHXH. Tháng 4/2016, ông C đóng BHXH một lần cho 5 tháng còn thiếu thì sẽ được hưởng lương hưu từ tháng đó.
Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu 6 tháng thì họ được lựa chọn đóng một lần. Ảnh: LĐ. |
Cũng theo thông tư, người lao động từ 50 tuổi trở lên khi nghỉ việc được hưởng lương hưu nếu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Người lao động nam 55-60 tuổi, nữ 50-55 tuổi khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có tổng thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành) và thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đủ 15 năm trở lên mới được hưởng lương hưu.
Còn người lao động khi nghỉ việc có 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời; Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi; Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định.
Song, người lao động đủ điều kiện, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì mức lương hàng tháng giảm 2%.
Còn trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, trên 6 tháng thì không giảm.
Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu, nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.