Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Cách sơ cứu khi dính nọc độc của kiến ba khoang

Người tiếp xúc độc tố của kiến ba khoang có thể bị biến chứng nặng trên da nếu không được điều trị đúng cách.

Benh do kien ba khoang anh 1

Độc tính của kiến ba khoang mạnh bao nhiêu lần nọc rắn hổ mang?

  • 5-10 lần
  • 10-15 lần
  • 12-15 lần

ThS.BS Quách Thị Hà Giang, Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội), cho hay cơ thể kiến ba khoang có chứa Pederin. Chúng có độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ mang. Do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da, chúng không đủ gây chết người như nọc rắn.

Benh do kien ba khoang anh 2

Kiến ba khoang phát triển mạnh vào:

  • Mùa mưa
  • Mùa khô

Bác sĩ Tạ Quốc Hưng, khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết kiến ba khoang thường sống trong môi trường ẩm ướt, phát triển mạnh vào mùa mưa và ưa ánh sáng đèn ban đêm.

Benh do kien ba khoang anh 3

Dấu hiệu nhận biết vùng da bị dính độc kiến ba khoang:

  • Da có ban đỏ, đau rát, tổn thương thành từng vệt
  • Có mụn mủ, mụn nhỏ li ti
  • Cả hai đáp án trên

Theo bác sĩ Giang, viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang khiến bệnh nhân đau rát, tổn thương thành từng vệt. Bệnh thường gặp ở vùng da hở, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa... Bệnh nhân có thể xuất hiện mưng mủ nhanh.

Benh do kien ba khoang anh 4

Nên làm gì khi phát hiện kiến ba khoang trên người?

  • Dùng tay bắt, giết chúng
  • Lấy phần bụng kiến bôi lên vùng da tiếp xúc
  • Dùng móng tay búng kiến ra xa

Khi bị kiến ba khoang cắn, bạn không nên đập, chà xát để tránh nọc độc tiếp xúc da. Bạn nên dùng móng tay búng kiến ra xa hoặc lấy giấy, khăn, băng keo để bắt chúng.

Benh do kien ba khoang anh 5

Cách loại bỏ độc tố khi bị kiến ba khoang cắn:

  • Rửa với xà phòng và nước
  • Lấy khăn giấy lau trên da
  • Bôi kem đánh răng lên da

ThS.BS Tạ Quốc Hưng cho hay chúng ta loại bỏ chất gây kích ứng bằng cách rửa nhẹ nhàng khu vực ảnh hưởng với xà phòng và nước. Vị trí phồng rộp nên được điều trị bằng cách ngâm nước sạch, sau đó bôi thuốc kháng viêm mạnh.

Benh do kien ba khoang anh 6

Vết mẩn đỏ do kiến ba khoang dễ nhầm lẫn bệnh nào?

  • Bệnh zona
  • Bệnh vảy nến
  • Sốt xuất huyết

Da mẩn đỏ do tiếp xúc kiến ba khoang dễ nhầm lẫn với bệnh zona. Đây là bệnh do virus, thường gây đau, nhức nhiều, sau đó, xuất hiện mụn nước, mọc thành từng chùm theo sự phân bố của dây thần kinh và một bên cơ thể.

Benh do kien ba khoang anh 7

Bôi thuốc sát trùng chứa chất nào khiến vết thương nặng hơn?

  • Cồn
  • I-ốt
  • Cả hai đáp án trên

Theo bác sĩ Hưng, bạn bôi thuốc sát trùng có chứa i-ốt, cồn sẽ làm vết thương nặng thêm, tăng nguy cơ bội nhiễm.

Benh do kien ba khoang anh 8

Viêm da do tiếp xúc kiến ba khoang có thể tự khỏi?

  • Đúng
  • Sai

Theo bác sĩ Hưng, tình trạng viêm da ở trường hợp nhẹ có thể tự khỏi. Uống ciprofloxacin và bôi steroid giúp thương tổn lành nhanh hơn trong trường hợp kiến ba khoang mang vi khuẩn Pseudomonas. Điều trị toàn thân có thể dùng kháng histamin uống để giảm triệu chứng ngứa rát.

Benh do kien ba khoang anh 9

Phòng tránh kiến ba khoang như thế nào?

  • Vệ sinh quần áo, đồ dùng đã tiếp xúc với kiến
  • Đóng kín các cửa vào ban đêm
  • Cả hai đáp án trên

Người dân nên phòng bệnh bằng cách tránh tiếp xúc kiến ba khoang, không đập nát chúng. Quần áo đã tiếp xúc kiến cần giặt kỹ. Người dân tránh thu hút kiến bằng đèn sáng, nên đóng kín các cửa vào ban đêm.

8 điều người dân cần biết về kiến ba khoang

Độc tố trong kiến ba khoang rất mạnh. Nếu người tiếp xúc với chất gây độc này qua tuần hoàn không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nặng.

Tuệ Anh

Bạn có thể quan tâm