Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Cách phòng đột quỵ khi trời lạnh

Những ngày gần đây thời tiết ở miền Bắc vẫn còn rét buốt. Gia đình tôi có bố mẹ già trên 75 tuổi nên rất lo sợ bị đột quỵ. Xin hỏi bác sĩ cách phòng tránh?

Những ngày gần đây, thời tiết ở miền Bắc vẫn còn rét buốt. Gia đình tôi có bố mẹ già trên 75 tuổi nên rất lo sợ bị đột quỵ. Xin hỏi bác sĩ cách phòng tránh?

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng

Miền Bắc đang trải qua chuỗi ngày rét buốt, nền nhiệt giảm sâu, vùng núi cao chỉ 1-2 độ C. Các chuyên gia nhấn mạnh nguy cơ bị đột quỵ tăng 80%, đặc biệt khi nhiệt độ xuống dưới 15 độ C và giảm đột ngột. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng, số lượng bệnh nhân đột quỵ được tiếp nhận có xu hướng gia tăng.

Các chuyên gia cho rằng nhiệt độ lạnh có thể làm mạch máu co lại, gây tăng huyết áp. Nó cũng có thể làm máu cô đặc lại, dẫn đến hình thành cục máu đông.

Trong mùa lạnh, nhiều người trở nên lười vận động tập thể thao hơn và đây cũng có thể là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Các bác sĩ khuyến cáo với thời tiết lạnh ở miền Bắc thời gian này, người dân cần chú ý:

- Thường xuyên theo dõi huyết áp khi thời tiết thay đổi. Ngay khi cơ thể có những thay đổi nhẹ hoặc huyết áp tăng cao bất thường, bạn cần liên hệ với bác sĩ để kê đơn và điều chỉnh thuốc.

- Khám bác sĩ định kỳ để kiểm soát các bệnh lý nền thật tốt như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch…

- Tránh tiếp xúc đột ngột với thời tiết lạnh, đặc biệt khi trời lạnh dưới 15 độ C. Mặc quần áo ấm phù hợp khi đi ra ngoài: Đội mũ len, đeo găng tay, đi giầy, mặc quần áo ấm.

- Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên theo ý kiến của bác sĩ. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.

- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Không ăn mặn, hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol, không uống rượu và ăn quá nhiều.

- Tránh căng thẳng, stress quá mức.

- Không hút thuốc lá, thuốc lào.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Ảnh hưởng của mỡ bụng với nguy cơ tử vong sớm

Mỡ bụng dư thừa có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm cao hơn với bất kỳ nguyên nhân nào, bất kể bạn có bao nhiêu mỡ tổng thể.

Độc giả Hòa Bình

Bạn có thể quan tâm