Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Cách Nga bài binh bố trận vây chặt Ukraine

Những hình ảnh mới nhất cho thấy các đợt triển khai quân đội đông đảo của Nga, vốn đã diễn ra trong nhiều tháng, vây quanh các khu vực trọng yếu của Ukraine.

quan doi Nga bao vay Ukraine anh 1

Đến nay, Nga triển khai hàng trăm xe tăng, pháo tự hành và cả tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ những căn cứ xa xôi như Siberia để tiến tới gần biên giới Ukraine.

Moscow đã đưa ra nhiều tuyên bố đòi hỏi hơn. Tổng thống Nga Vladimir Putin nêu lên các yêu sách, như yêu cầu Ukraine không được tham gia NATO hoặc sở hữu các hệ thống tấn công tên lửa. Các hoạt động ngoại giao không hạ được nhiệt căng thẳng này.

Ông Putin cũng không có nhiều thời gian để quân đội đóng quân vô thời hạn. Cho tới cuối mùa đông, có thể ông sẽ phải phát động một cuộc tấn công hoặc rút lui lực lượng.

Hồi năm 2014, bên cạnh vụ sáp nhập bán đảo Crimea, Nga bị Kyiv và phương Tây cáo buộc là hỗ trợ ly khai ở phía đông nam Ukraine, lén lút cử binh lính và vũ khí để kích động xung đột vũ trang.

Một thỏa thuận hòa bình năm 2015 đã thiết lập một đường giới tuyến và kêu gọi cả hai bên nhượng bộ. Tuy nhiên các cuộc giao tranh cấp thấp đã liên tiếp diễn ra dọc theo các mặt trận.

Do vậy, giới quan sát phương Tây nhận định Nga không muốn tiếp tục tình trạng trên, mà đang tìm cách khác để khẳng định quyền kiểm soát đối với Ukraine, theo Guardian.

Nga triển khai lực lượng ra sao?

Tính đến ngày 26/1, khoảng 66 nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn, đơn vị tác chiến nhỏ nhất của quân đội Nga, đã di chuyển đến gần biên giới.

quan doi Nga bao vay Ukraine anh 2

Phân bổ lực lượng quân đội của Nga gần biên giới Ukraine. Đồ họa: Guardian.

Trước đó, Nga đưa khoảng 110.000 binh lính, xe tăng và vũ khí hạng nặng đến gần biên giới Ukraine. Một phần quân đội Nga đóng quân vào tháng 5/2021, sau khi Tổng thống Nga Putin có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

quan doi Nga bao vay Ukraine anh 3

Tồng hợp một số triển khai chính của Nga vào cuối năm 2021. Đồ họa: Guardian.

Một trong những lực lượng lớn nhất vẫn còn ở lại đây từ tháng 5/2021 là đơn vị Tập đoàn Quân hợp thành 41, có trụ sở chính tại Novosibirsk, cách đó gần 3.200 km. Đơn vị này đóng quân tại khu vực huấn luyện Pogonovo ở phía nam Voronezh, còn một phần lực lượng đã được chuyển đến Yelnya, một thị trấn ở vùng Smolensk gần Belarus.

Nhà phân tích quốc phòng Konrad Muzyka ước tính rằng lực lượng mà Nga triển khai gồm có: Bộ binh cơ giới, xe tăng chiến đấu chủ lực, pháo phản lực và tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander, khoảng 6-7 tiểu đoàn tác chiến BTG.

Xe tăng, bộ binh cơ giới và pháo phản lực từ Tập đoàn Xe tăng Cận vệ 1 đã được chuyển đến khu vực huấn luyện Pogonovo.

quan doi Nga bao vay Ukraine anh 4

Hình ảnh vệ tinh chụp từ phía trên Pogonovo và Yelnya cho thấy Nga bổ sung thêm nhiều thiết bị quân sự từ tháng 11/2021 đến tháng 1/2022.Ảnh: Maxar

Nhiều hoạt động gần đây cho thấy các lữ đoàn súng trường từ Tập đoàn Quân hợp thành 49 đang tiến đến Crimea. Lực lượng pháo binh và phòng không của Tập đoàn Quân hợp thành 58 cũng đã được chụp lại trong các bức ảnh vệ tinh từ thị trấn Novoozerne, phía tây Crimea.

quan doi Nga bao vay Ukraine anh 5

Các thiết bị quân sự của đơn vị Tập đoàn Quân hợp thành thứ 58 ở Novoozerne, ảnh chụp ngày 18/10. Ảnh: Maxar.

Ngoài ra còn có các đơn vị thường trực đóng quân gần Ukraine của các Tập đoàn Quân hợp thành thứ 8 và 20. Ukraine ước tính có hàng chục nghìn binh sĩ đang đóng tại các lãnh thổ ly khai do Nga hậu thuẫn là Donetsk và Luhansk.

Mới đây, Nga đã chuyển xe tăng, pháo binh, hệ thống phòng không và phản lực chiến đấu tới Belarus để tham gia các cuộc tập trận chung diễn ra giai đoạn 10-20/2.

Hình thức tấn công

Tháng 11/2021, tình báo quân sự Ukraine công bố một bản đồ cho thấy kịch bản tiêu cực: Lực lượng Nga đã vượt biên giới Ukraine từ phía đông và tấn công từ bán đảo Crimea, tiến hành một cuộc tấn công đổ bộ vào thành phố Odessa với sự hỗ trợ của các binh lính Nga ở Transnistria và quân đội bổ sung từ Belarus.

Một vài điểm của kế hoạch, chẳng hạn các cuộc tấn công từ phía đông và qua Crimea, đã có thể xảy ra. Những cuộc tấn công khác, như một cuộc tấn công từ Belarus, dường như có yếu tố quân đội chưa đến khu vực.

Ukraine đang tính đến khả năng dễ xảy ra nhất. Đó là một cuộc tấn công tập trung ở phía đông có thể xảy ra vào cuối tháng 1. Ngày 21/1, tình báo quân đội Ukraine cho biết kể từ đầu tháng, Moscow đã cấp cho lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine thêm xe tăng, pháo tự hành, súng cối và hơn 7.000 tấn nhiên liệu.

quan doi Nga bao vay Ukraine anh 6

Nga có lực lượng quân đội từ nhiều phía quanh Ukraine. Đồ họa: Guardian.

Điện Kremlin được cho là tích cực chiêu mộ lính đánh thuê tại các thành phố trung tâm ở Liên bang Nga. Những người lính không chính thức này được trải qua "các khóa đào tạo chuyên sâu" trước khi được vượt biên để đến Donetsk và Luhansk.

Theo chính phủ Ukraine, các lực lượng vũ trang của Nga đã bí mật xuất hiện trong các khu vực ly khai kể từ năm 2014. Họ có thể công khai tham gia vào cuộc xung đột và phá vỡ các tuyến phòng thủ của Ukraine, trong bối cảnh xung đột gia tăng.

Hậu quả kinh tế sẽ rất lớn, vì Mỹ và các đồng minh đang đe dọa nhiều biện pháp trừng phạt nghiêm trọng nếu có bất kỳ cuộc giao tranh nào xảy ra.

Nga vẫn có thể tìm kiếm sự nhượng bộ từ phương Tây trong các cuộc đàm phán, trong khi duy trì quân đội dọc biên giới để tránh leo thang nguy cơ.

Ông Putin tin rằng căng thẳng leo cao là có ích cho Nga. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, nếu không có một chiến thắng ngoại giao rõ ràng thì mọi cuộc rút quân đều bị xem là thất bại.

Thời điểm tấn công

Một cơ hội tiềm tàng để triển khai cuộc tấn công ở khu vực Donbas sẽ là sau ngày 4/2, khi ông Putin dự khai mạc Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Các cuộc tập trận quân sự ở Belarus sẽ kết thúc vào ngày 20/2, là "thời điểm vàng" để tổ chức chiến dịch tấn công.

quan doi Nga bao vay Ukraine anh 7

So sánh tương quan lực lượng của Nga và Ukraine. Đồ họa: Guardian.

Phương Tây mắc bẫy Nga?

Mỹ cùng các đồng minh NATO dường như mất phương hướng và đang bị cuốn vào kế hoạch lớn hơn của Nga, khi Moscow leo thang căng thẳng ở biên giới Ukraine dù chưa nổ súng.

Đòn trừng phạt mà Nga lo sợ nhất

Phương Tây đang đe dọa sẽ loại Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng SWIFT nếu nước này tấn công Ukraine. Tuy nhiên, Nga không phải là bên chịu thiệt hại duy nhất.

Nga tập trận rầm rộ gần biên giới Ukraine

Quân đội Nga tổ chức tập trận hôm 26/1 ở phía nam Rostov, gần biên giới với Ukraine, đồng thời điều động thêm lực lượng cùng máy bay chiến đấu đến Belarus.

Bảo Châu

Bạn có thể quan tâm