Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách kích hoạt khả năng tập trung

Một giờ với sự siêu tập trung, bạn sẽ hoàn thành lượng công việc nhiều hơn cả ngày vừa làm vừa ngập trong những mối bận tâm thường không được dự tính trước.

Tôi muốn đưa ra vài phương pháp đơn giản để bắt đầu tập trung cao độ vào các mục tiêu của bạn. Những phương pháp này chắc chắn sẽ còn mạnh mẽ hơn khi bạn học được cách chế ngự trước những xao lãng rồi sẽ đến khi làm việc. Đầu tiên, phải biết tập trung như thế nào, và sau đó là khi nào. Cả hai đều đơn giản thôi.

Hãy bắt đầu bằng “cảm nhận” bạn muốn siêu tập trung trong bao lâu. Hãy tự ngẫm xem sức kháng cự bên trong của mình lớn thế nào, nhất là nếu bạn đang muốn lẩn tránh một công việc khó khăn, vô vọng hay lộn xộn.

Ví dụ: “Mình có thể thoải mái tập trung trong một giờ không? Chịu thôi. Vậy 45 phút thì sao? Đỡ hơn chút nhưng vẫn khó đấy. 30 phút nhé? Có thể đấy, nhưng... Được rồi, vậy thì 25 phút vậy? Ngon lành, mình chắc sẽ làm được thôi”. Rồi bạn sẽ thấy cực kỳ thỏa mãn khi giới hạn thời gian siêu tập trung của mình ngày càng được nới rộng thêm.

Hãy thúc ép mình, nhưng đừng quá. Khi mới thực hành siêu tập trung, tôi bắt đầu với mỗi 15 phút một, xen kẽ với đó là khoảng năm, mười phút xao lãng. Siêu tập trung suốt buổi làm việc sẽ sớm trở thành chuyện quá bình thường, với vài ba lần xao lãng thú vị, nhất là vào lúc đầu. Bạn sẽ sớm quen với việc ngày càng có ít thứ khiến bạn phân tâm hơn.

Sieu tap trung anh 1

Khả năng tập trung giúp bạn hoàn thành công việc nhanh nhất. Ảnh: Centrostudimanzoni.

Lường trước những trở ngại. Nếu biết sắp tới có vài ngày bận bù đầu, tôi sẽ lập thời gian biểu cho những khoảng thời gian siêu tập trung ngay từ đầu tuần - những lúc để tôi tập trung vào thứ quan trọng. Nhờ thế tôi thu xếp được thời gian để siêu tập trung, thay vì mặc kệ chờ nước đến chân mới nhảy.

Lên kế hoạch như vậy còn để đồng nghiệp và trợ lý biết không làm phiền tôi trong những khoảng thời gian này. Đồng thời chúng cũng sẽ là lời nhắc nhở khi tôi phải tập trung. Trong những tuần lễ như vậy, bỏ ra vài phút lên kế hoạch sẽ tiết kiệm được nhiều giờ hiệu quả bị lãng phí.

Đặt thời gian. Tôi thường dùng điện thoại để đặt thời gian, dù rằng nó chính là nguồn cơn của rất nhiều sự xao lãng tiềm tàng. Trong trường hợp điện thoại là cái hố đen khó lòng vượt qua nổi để tập trung trở lại, bạn có thể cân nhắc chuyển nó sang chế độ máy bay, hoặc dùng đồng hồ hay bất kỳ thiết bị nào khác.

Siêu tập trung. Khi nhận thấy tâm trí bắt đầu lơ mơ hay xao lãng, hãy tập trung vào lại mục tiêu đã đề ra. Một lần nữa, đừng quá khắt khe với mình khi điều này xảy ra bạn nhé - bộ não của chúng ta tự nhiên là thế mà. Nếu bạn thấy mình có thể tiếp tục siêu tập trung lâu hơn khi chuông kêu - rồi bạn sẽ như thế, chắc chắn - đừng ngừng lại. Đó là cách làm thế nào.

Còn sau đây là một vài gợi ý mà tôi thấy có tác dụng để quyết định khi nào là tốt nhất để siêu tập trung.

Bất kỳ khi nào có thể. Đương nhiên ta cần thời gian cho những chuyện lặt vặt, nhưng bạn càng có thể tập trung cao độ thì càng tốt. Trong một tuần, bạn sẽ đặt lịch trình cho từng khoảng thời gian để siêu tập trung khi công việc cho phép, dài ngắn tùy vào sự thoải mái của cá nhân bạn.

Chúng ta hiệu quả và thấy vui nhất khi làm chỉ một việc quan trọng vào một thời điểm, vì thế không cớ gì lại không siêu tập trung càng lâu càng tốt vào lúc này. Bất kỳ lúc nào bạn có một nhiệm vụ hay dự án quan trọng và có thời gian để thực hiện, đừng bỏ qua cơ hội để tiến vào trạng thái này - nếu không thì sẽ mất đi rất nhiều sự hiệu quả.

Cũng có thể vì tính chất công việc, chúng ta thường phải phối hợp nhiều với cộng sự, phải sẵn sàng tương tác với họ. Nhưng khi làm một việc mà chỉ mình bạn có thể làm, đó chính là thời điểm tuyệt vời để tiến vào trạng thái siêu tập trung.

Những hạn chế trong công việc. Hầu như không ai trong chúng ta có thể siêu tập trung bất kỳ lúc nào mình muốn. Sự hiệu quả thường nằm ở quá trình hiểu hơn về những hạn chế của bản thân.

Có những ngày chúng ta có thể tìm ra nhiều cơ hội để siêu tập trung, còn những ngày khác thì có lẽ nên quên đi cho rồi. Tôi thấy trường hợp sau hay xảy ra khi đi công tác, tham dự hội thảo, hoặc phải họp hành liên miên. Bạn phải tính đến những hạn chế này, về thời gian và năng lượng - và nếu có thể, hãy tìm cách giải quyết chúng khi lên kế hoạch cho tuần.

Khi bạn làm một công việc phức tạp. Dù đã chọn ra trước những khoảng thời gian phù hợp để siêu tập trung, nhưng giờ tôi có thể vào trạng thái này bất cứ khi nào có công việc hay dự án phức tạp cần đến sự tập trung tối đa của mình.

Nếu chỉ là kiểm tra thư điện tử, tôi sẽ cho qua. Nhưng nếu đó là việc viết lách, lên kế hoạch diễn thuyết hay tham dự một cuộc họp quan trọng, chắc chắn tôi sẽ siêu tập trung.

Dựa trên tâm lý của bạn về mục tiêu phải hoàn thành. Càng không thích một công việc hay dự án nào đó, bạn càng cần đề phòng từ sớm những lần phân tâm rối trí sẽ xuất hiện. Bạn thường không muốn làm nhất những việc mà bản thân cho là tẻ ngắt, vô ích, khó nhằn, mơ hồ, lộn xộn, thấy không bõ công hoặc chả có ý nghĩa gì.

Thực tế là nếu nhớ lại những chuyện bạn buộc phải làm, chúng sẽ có hầu hết đặc tính trên. Càng muốn cự tuyệt một công việc thì bạn càng cần siêu tập trung khi thực hiện, để mục tiêu được hoàn thành.

Chien binh noi cong so hinh anh

Chiến binh nơi công sở

0

Với tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, để có công việc ổn định và xây dựng chỗ đứng trong công ty, các bạn trẻ phải nỗ lực rất nhiều. Chỉ cần một sai sót nhỏ, họ có thể bị sa thải.

Chris Bailey / Sài Gòn Books và NXB Hồng Đức

SÁCH HAY