Từ bỏ những thứ gây mất tập trung
Chỉ làm mà không chơi có thể khiến Jack thành người chán chường, nhưng ít nhất lại khiến cậu thành người năng động! Sự mất tập trung chính là bạn bè của tính trì hoãn. Kiểm soát tính trì hoãn nghĩa là bạn cần tự từ bỏ những thứ khiến bạn mất tập trung trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
Thử dùng cách dành một khoảng thời gian trong ngày khi mà bạn tự tách mình ra khỏi những thứ gây mất tập trung, gồm cả điện thoại và mạng xã hội, để bạn có thể dành thời gian và sự chú tâm vào nhiệm vụ đang làm.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: freestocks.org/Pexels. |
Mạng xã hội là một trong những thứ gây mất tập trung nhất trong thế giới hiện đại. Những thông báo liên tục nảy ra từ các ứng dụng yêu thích sẽ kéo bạn ra khỏi công việc đang làm và càng khiến bạn khó làm tiếp hoặc làm hiệu quả việc đó. Chỉ vì bạn sợ bỏ lỡ thông báo quan trọng nên mới có xu hướng bật thông báo, nhưng việc liên tục kiểm tra điện thoại có thể làm gián đoạn sự chú tâm và giảm năng suất làm việc trong văn phòng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng bạn sẽ có thể mất tới hai mươi phút để lấy lại tốc độ làm việc sau khi bạn bị phân tán sự chú ý – dù bạn chỉ xem một thông báo mỗi giờ, thì bạn cũng mất tới 2,5 giờ làm việc năng suất chỉ để khôi phục lại sự tập trung như cũ.
Cách tốt nhất để chiến đấu với chứng nghiện các phương tiện truyền thông xã hội và tăng hiệu suất công việc là hãy tắt hết các thông báo của mạng xã hội trên cả điện thoại và máy tính. Khi bạn không còn nhận thông báo, bạn sẽ ít có xu hướng kiểm tra các tình trạng cập nhật, và bạn sẽ chú tâm vào công việc được suốt cả ngày.
Tắt thông báo mạng xã hội nhiều khi là chưa đủ để tránh xao lãng, vì vậy bạn còn cần phải đặt quy định khắc khe cho chính mình về số lần bạn truy cập mạng xã hội trong một ngày.
Việc tự tạo giới hạn này sẽ giúp bạn hạn chế lượng thời gian bạn dành cho những trang mạng và bớt lãng phí thời gian nghỉ ngơi để lên đó. Nếu điều đó nghe như là một nhiệm vụ bạn phải gắng làm, thì bạn hãy thử dùng trang www.selfcontrol.com để khóa những trang bạn hay truy cập trong vài tiếng để bạn tập trung hoàn thành công việc.
Một cách khác để ngăn bạn không bị xao lãng bởi mạng xã hội là hãy có mục đích khi truy cập chúng. Nếu bạn hay dành cả ngày chỉ lướt mạng xã hội để đọc tin mới, thì giờ hãy chỉ kiểm tra tài khoản của mình một cách có ý thức để bạn sẽ không còn dành thời gian một cách lãng phí cho chúng nữa.
Nếu bạn đang chờ ai đó phản hồi tin nhắn, thì hãy chỉ dùng nó cho mục đích này mà thôi; như vậy bạn sẽ có thêm tự do kiểm tra mạng xã hội mà không bị cám dỗ lướt mạng vô bổ.
Vui đùa chút
Vì chúng ta đều là con người, nên đều có xu hướng tránh làm những nhiệm vụ chẳng thú vị, do đó một trong những cách để kiểm soát tính trì hoãn chính là biến công việc thành niềm vui! Thường thì chúng ta nghĩ chúng ta chỉ có thể làm việc khi tránh xa mọi thứ khác, nhưng không nhất thiết luôn là như vậy.
Mặc dù việc giảm thiểu sự xao lãng trong công việc là quan trọng, nhưng chúng ta cũng cần tự thưởng cho bản thân niềm vui và thư giãn sau khi làm xong một vài việc nghiêm túc, có thế thì chúng ta mới mong đợi việc hoàn thành mỗi cột mốc quan trọng.
Tránh làm việc căng thẳng trong thời gian dài bằng cách sắp xếp các quãng nghỉ ngắn nhưng thường xuyên có thể giúp dừng việc trì hoãn bằng cách giúp bạn mong chờ bắt đầu một nhiệm vụ mới, thay vì cố gắng nhồi nhét tất cả “niềm vui” vào khoảng thời gian trước khi bạn bắt đầu công việc. Tâm lý ngược này có thể giúp việc tư duy của bạn trở nên hiệu quả và có một tâm trạng vui vẻ để tiếp tục với danh sách việc cần làm của mình.
Diễn giải lại từ ngữ của chính mình
Ngôn ngữ chúng ta dùng để mô tả về công việc có thể ảnh hưởng tới chính mong muốn làm việc. Khi ta bắt đầu bằng câu nói “Tôi có một công việc quan trọng cần hoàn thành – Tôi biết tôi đã trì hoãn nó và giờ tôi cần bắt tay vào làm”, thì giờ ta có thể thay bằng câu “Tôi có thể tiến hành công việc này chỉ bằng một bước nhỏ - Tôi sẽ chọn bắt đầu ngay vì tôi thấy yêu thích công việc và tôi có thể thư giãn sau đó!” Thay đổi hẳn luôn kìa!
Chuyển đổi từ ngữ sẽ lược bỏ hết những lý lẽ mà những người trì hoãn hay dùng để tránh phải làm việc, chuyển đổi sự chú ý từ những khía cạnh tiêu cực sang những phần thưởng tốt đẹp sau đó.
Bằng cách thay đổi ngôn từ và lưu ý sự quan trọng của từ ngữ mà bạn suy nghĩ và mô tả về công việc, bạn có thể ngưng việc suy nghĩ tiêu cực ban đầu lại và hướng suy nghĩ sang phía tích cực, tạo thói quen lành mạnh có thể mang đến những thay đổi tích cực và lâu bền cho chính đời mình.
Bình luận