Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các thử nghiệm va đập của Hải quân Mỹ gây hại cho động vật biển

Vụ nổ thử nghiệm va đập cho tàu sân bay USS Gerald Ford mà Hải quân Mỹ thực hiện gần đây gây ra tổn hại nghiêm trọng cho sinh vật biển trong khu vực.

Hải quân Mỹ gần đây đã thực hiện vụ nổ thử nghiệm va đập cho tàu sân bay USS Gerald Ford, một phần trong các bài kiểm tra để xác định xem tàu sân bay mới nhất của họ đã sẵn sàng chiến đấu hay chưa. Đây là thử nghiệm va đập đầu tiên trong số 3 vụ nổ được lên kế hoạch trong những tháng tới.

Nhưng vụ nổ với lượng thuốc nổ tới 18 tấn, gây chấn động lên đến 3,9 độ Richter đủ để giết chết bất kỳ sinh vật biển nào gần đó, Michael Jasny, người đứng đầu Dự án bảo vệ động vật có vú trên biển, cho biết, Guardian đưa tin.

Thông thường Hải quân Mỹ chỉ sử dụng các thiết bị nổ có sức công phá nhỏ hơn nhiều trong các cuộc tập trận đánh chìm, chỉ bằng một nhỏ so với vụ nổ thử nghiệm va đập.

Hai quan My anh 1

Cột nước bốc cao hàng chục mét khi khối thuốc nổ nặng 18 tấn được kích nổ gần tàu sân bay USS Gerald Ford. Ảnh: Hải quân Mỹ.

“Một số động vật biển nhỏ có vú sẽ chết trong bán kính 1-2 km từ tâm vụ nổ. Các loài động vật có vú cỡ lớn sẽ bị tổn thương thính giác trong bán kính 10 km. Điều đó cho thấy sức mạnh khủng khiếp từ vụ nổ mà Hải quân Mỹ tạo ra”, ông Jasny nói.

Ông cho biết thêm rất khó để giám sát các loài động vật biển có vú, ngay cả trong điều kiện tốt nhất, vì chúng dành phần lớn thời gian ở dưới nước. Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ không sử dụng các nhà sinh vật học được đào tạo để đánh giá tác động môi trường trước thử nghiệm, vì vậy rất khó để nói nó ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến sinh vật biển.

Ông nói thêm: “Chúng tôi không biết vị trí vụ nổ đã được lựa chọn như thế nào và chúng tôi không biết hiệu quả của đánh giá trước vụ nổ, vì vậy rất khó để đảm bảo an toàn cho các loài sinh vật biển”.

Khu vực thử nghiệm va đập là nơi sinh sống của các quần thể cá heo và cá voi nhỏ. Ông Jasny cho biết thêm điều này thật đáng lo ngại, vì theo nguyên tắc chung, các loài động vật nhỏ dễ bị tổn thương do vụ nổ.

Người phát ngôn tàu sân bay USS Gerald Ford, nói với Defense News rằng cuộc thử nghiệm diễn ra trong lịch trình hẹp, tuân thủ các yêu cầu giảm thiểu tác động tiêu cực với môi trường, tôn trọng các mô hình di cư của sinh vật biển trong khu vực thử nghiệm.

Máy bay Mỹ lần đầu cất cánh chiến đấu từ tàu Anh sau gần 80 năm

Máy bay chiến đấu F-35B của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cất cánh làm nhiệm vụ chiến đấu tại Trung Đông từ tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh, theo CNN.

Toan tính của Mỹ khi liên tục điều tàu sân bay giám sát Trung Quốc

Việc triển khai tàu sân bay USS Carl Vinson tới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là động thái khẳng định hiện diện thường trực của Mỹ ở khu vực, răn đe hành động của Trung Quốc.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm