Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các thành phố của Mỹ tổ chức đua F1 từ nguồn tiền nào?

Nước Mỹ nổi tiếng với vòng đua F1 tại Austin (Texas) và chuẩn bị đón thêm vòng đua đường phố tại Miami, tuy nhiên hai vòng đua này có cách cân đối tài chính hoàn toàn khác biệt.

Thông tin Hà Nội chính thức có chỗ trong lịch đua Công thức 1 (F1) kể từ mùa giải 2020 đang chứng minh điều chính quyền Miami muốn làm với F1 là khả dĩ khi kêu gọi gần như hoàn toàn nguồn lực từ các doanh nghiệp tư nhân.

Miami dự tính chỉ chi 1% từ ngân sách

Trong khi vòng đua tại Hà Nội không sử dụng nguồn lực từ ngân sách và Miami đang dự tính làm tương tự khi thị trưởng thành phố này, ông Francis Suarez, khẳng định 99% chi phí tổ chức sẽ được huy động từ các doanh nghiệp.

cac nuoc lay tien to chuc f1 tu dau anh 1
Miami đang chứng minh mô hình dựa vào nguồn lực tư nhân hoàn toàn khả thi. Ảnh: Getty.

Theo Independent, ông Suarez kỳ vọng sẽ "99%" tiền tổ chức vòng đua F1 Miami sẽ đến từ các nguồn tư nhân và thành phố sẽ chỉ chi ra 500.000 USD hoặc thấp hơn. Tuy nhiên ông không đề cập đích danh tới một doanh nghiệp nào sẽ giúp Miami giải quyết bài toán tài chính.

Nếu F1 Miami thành hiện thực, đây sẽ là vòng đua thứ hai của giải đua này được tổ chức tại Mỹ bên cạnh vòng đua tại Austin (Texas). Đây cũng sẽ là vòng đua thứ 4 tại khu vực Bắc Mỹ.

Khác với Hà Nội và Miami, từ năm 2012, vòng đua tại Austin đang ngốn khoảng 25 triệu USD từ ngân sách Texas mỗi năm. Ngân sách này tất nhiên đến từ tiền thuế và sẽ được dùng để chi trả phí bản quyền F1 và các chi phí khác.

Chi phí này chưa bao gồm khoản tiền 400 triệu USD xây dựng trường đua Circuit of the America, được sử dụng từ nguồn tiền tư nhân.

Khoản tiền 25 triệu USD hàng năm này được trích từ quỹ Tín thác Sự kiện lớn của Texas, được dành riêng để tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao lớn của cả bang và từng được dùng để đưa về Texas những trận Super Bowl lừng danh.

Toàn bộ tiền thuế thu được từ bán vé và các doanh thu phát sinh từ những sự kiện trên sẽ đi ngược trở lại vào quỹ này để tiếp tục tổ chức các hoạt động lớn tiếp theo.

Tuy nhiên, vào thời điểm năm 2012, chính quyền Texas từng gặp nhiều khó khăn để trích 25 triệu USD từ quỹ này nhằm tổ chức đua F1 do trong các nhóm sự kiện được dùng quỹ để tổ chức không có danh mục giải đua xe. 

Theo tờ Statesman, chính quyền bang khi đó đã nhấn mạnh doanh thu từ vòng đua F1 sẽ còn nhiều hơn lượng tiền thuế của người dân được đem đầu tư khi mà vài trăm nghìn người hâm mộ sẽ kéo đến Austin trong 3 ngày sự kiện và tiêu dùng tại thành phố.

Austin đang thu vừa đủ chi

Theo dự kiến của cơ quan tài chính Texas, vòng đua tại Austin sẽ mang về cho thành phố 25-30 triệu USD mỗi năm. Năm 2015, Thống đốc Texas khi đó là Greg Abbott đã nhận định vòng đua tại Austin đã "mang về ảnh hưởng kinh tế lớn lao tới cả Austin và bang Texas. Hàng trăm nghìn người từ khắp thế giới đã tới đây, mang theo hàng trăm triệu USD vào nền kinh tế của chúng ta và tạo ra hàng nghìn việc làm".

cac nuoc lay tien to chuc f1 tu dau anh 2
Không giống như các môn thể thao khác, trường đua F1 luôn độc đáo và tạo nhận diện tốt. Ảnh: MotoGPBrits.

Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau phát biểu trên, chính ông Abbott lại là người quyết định cắt giảm chi phí mà Texas chi trả cho đơn vị tổ chức từ 25 triệu USD xuống còn 19,5 triệu USD. Quyết định của ông đến ngay sau khi vòng đua F1 2015 tại Austin ghi nhận lỗ vì "lý do thời tiết".

Đại diện đơn vị tổ chức chia sẻ với Fox rằng thông tin trên đến quá bất ngờ và sẽ "rất khó khăn" để tổ chức vòng đua trong các năm tiếp theo.

Chuyên gia về kinh doanh F1, ông Christian Sylt từ Sportmoney, nhận định sau động thái của ông Abbott, nếu cuộc đua bị hủy bỏ vì không đủ tiền tổ chức, Texas sẽ là bên mất nhiều nhất. 

"Chỉ cần cân bằng chi phí với tiền thuế thu về, Texas có thể khiến việc tổ chức cuộc đua gần như là miễn phí nhưng lợi ích mà nó mang lại cho Austin từ việc quảng cáo hình ảnh thành phố qua truyền hình và thu hút khách du lịch lại là rất lớn", chuyên gia này viết.

"Không giống như bóng đá khi mọi sân vận động trông đều giống nhau, đường đua F1 tại mỗi vòng đua đều độc đáo và mỗi quốc gia thường chỉ có một đường đua F1, điều này tạo nhận diện rất tốt", ông Sylt viết trên Forbes về đường đua tại Austin.

Nói về giá trị quảng bá của F1, chuyên gia này trích dẫn giá trị ước tính để Austin và Texas mua được thời lượng quảng bá tương tự lên tới 150 triệu USD mỗi năm, trong khi nếu tổ chức đua F1, bang chỉ mất khoảng 25 triệu USD và gần như sẽ thu hồi thành công từ các khoản doanh thu.

Dù chi phí bị cắt giảm mạnh, vòng đua tại Austin vẫn được duy trì tổ chức trong những năm tiếp theo và lượng khán giả theo dõi cũng tăng trưởng tích cực. Vòng đua năm 2017 chứng kiến hơn 300.000 khán giả tới trường đua Circuit of the America.

CEO giải F1 nói gì về rủi ro thua lỗ khi tổ chức đua xe tại Việt Nam? Chase Carey, giám đốc điều hành giải Công thức 1 (F1) hứa hẹn sẽ hỗ trợ đối tác tổ chức giải đua ở Việt Nam tối ưu hóa kinh phí cũng như tìm kiếm nguồn lợi nhuận từ sự kiện.

Có thể tốn 1 tỷ USD cho 10 năm tổ chức đua F1, Hà Nội thu được gì?

Được mệnh danh là môn thể thao tỷ USD, tổ chức một vòng đua F1 là cuộc chơi đắt đỏ mà Hà Nội cần cân nhắc khi nhiều thành phố từng phải bỏ cuộc sau vài năm tổ chức.



Ngô Minh

Bạn có thể quan tâm