Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các nước ĐNA đóng cửa bãi biển vì quá tải và quan ngại môi trường

Dù phải đối mặt với nguy cơ giảm nguồn thu du lịch và hàng chục nghìn lao động mất việc, chính quyền Thái Lan và Philippines đang nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái bị xâm hại.

Một số đảo nổi tiếng tại Đông Nam Á sẽ ngừng đón tiếp khách du lịch vào năm nay, bởi chính quyền đang tìm cách bảo vệ hệ sinh thái trước nguy cơ hủy diệt do nhiệt độ nước biển tăng và lượng khách du lịch không được kiểm soát.

Theo South China Morning Post, Thái Lan sẽ đóng cửa Vịnh Maya trong 4 tháng mỗi năm, bắt đầu từ tháng 6. Đây là địa danh nổi tiếng xuất hiện trong bộ phim The Beach (Bãi biển) với Leonardo DiCaprio đóng vai chính.

Tại Philippines, các quan chức lên kế hoạch đóng cửa đảo Boracay 6 tháng từ cuối tháng 4.

dong cua bai bien tai Thai Lan va Philippines anh 1
Vịnh Maya, Thái Lan, nổi tiếng từng xuất hiện trong phim. Ảnh: The Nation.

“Các đảo có hệ sinh thái dễ bị tổn thương trước số lượng người quá đông, ô nhiễm từ tàu thuyền và các khách sạn ven biển”, Thon Thamrongnawasawat, chuyên gia hải dương học tại Bangkok cho biết hơn 3/4 rặng san hô tại Thái  Lan đã bị hư hại.

Bãi biển của Thái Lan thu hút số lượng khách du lịch kỷ lục vào năm ngoái, với nguồn thu đóng góp 12% vào nền kinh tế. Nhưng theo chuyên gia, "đóng cửa hoàn toàn một thời gian là cách duy nhất để thiên nhiên tự chữa lành".

Tuần trước, ông Thon đề xuất hạn chế số lượng khách du lịch, chỉ cho phép 6 triệu người tới 22 công viên hải dương mỗi năm để các địa danh này có thể phục hồi. 

dong cua bai bien tai Thai Lan va Philippines anh 2
Bãi rác khổng lồ tại hòn đảo Boracay, Philippines. Ảnh: AFP.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng Đông Nam Á sẽ phải chịu đựng gánh nặng của các rặng san hô ngày càng bị tổn hại, thu nhập của ngư dân giảm, ảnh hưởng của các trận bão và thiệt hại từ hiện tượng nước biển dâng.

Tại Philippines, một trong những nước dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu, các cơ quan chức năng đề nghị đóng cửa hòn đảo Boracay trong 6 tháng để giải quyết các vấn đề về môi trường và quá tải.

Tổng thống Rodrigo Duterte gọi hòn đảo này là “hầm cầu” do nước thải xả trực tiếp ra biển, và cảnh báo về thảm họa môi trường ngày càng rõ rệt khi những tòa nhà được xây dựng gần bờ biển. 

Trước động thái này của chính phủ, các hãng lữ hành cho biết hơn 36.000 việc làm đang bị đe dọa.

“Chúng tôi ủng hộ chính phủ trong việc thực hiện các hoạt động du lịch có trách nhiệm và mang tính bền vững... nhưng không ủng hộ việc đóng cửa cả một hòn đảo”, Hiệp hội du lịch Philippines (PTAA) cho hay.

Chuyên gia hải dương Thái Lan cảnh báo “du lịch là quan trọng, nhưng chúng ta cần bảo tồn những địa điểm này cho thế hệ tương lai, cho sức sống tương lai”, ông nói.

Đây không phải lần đầu tiên các nước tuyên bố đóng cửa các bãi biển. Vào năm 2011, Thái Lan đã đóng cửa hàng chục khu lặn phục vụ khách du lịch, sau khi nhiệt độ nước biển tăng bất thường gây ra thiệt hại nghiêm trọng với các rặng san hô. Nước này cũng đã đóng cửa một số đảo vào năm 2016.

Cát ở biển bắt nguồn từ đâu? Được hình thành do sự biến đổi thời tiết và xói mòn của các ngọn núi cũng như trải qua hàng triệu năm, những hạt cát theo dòng chảy cùng những con sông đi ra biển.

Chính trường Thái Lan: Không có chỗ cho người trẻ?

Sau mấy năm dưới sự điều hành của chính quyền quân sự, chính trường Thái Lan xuất hiện gương mặt trẻ kỳ vọng mang lại làn gió mới, dẫu cơ hội chiến thắng tổng tuyển cử là rất nhỏ.

Vẻ đẹp ngất ngây của mùa hoa anh đào Nhật Bản

Sau những ngày đông dài ảm đạm, cả nước Nhật bừng lên trong sắc hồng báo hiệu mùa hoa anh đào về trong sự chờ đợi của người dân và du khách.




Ngọc Hà

Bạn có thể quan tâm