Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các nhà khoa học Anh công bố kỳ tích về năng lượng hạt nhân

Kỳ tích được các nhà khoa học công bố hôm 9/2 làm dấy lên hy vọng sử dụng các phản ứng tổng hợp hạt nhân để tạo ra nguồn năng lượng mới, giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Một thí nghiệm nhiệt hạch đã tạo ra 59 megajoules nhiệt, tương đương 14 kg TNT, sau một vụ nổ kéo dài 5 giây.

Con số này gấp đôi kỷ lục trước đó là 21,7 megajoules được thiết lập vào năm 1997, theo Guardian.

Thí nghiệm này được các nhà nghiên cứu tiến hành ở Joint European Torus (JET) - lò phản ứng nhiệt hạch tại Trung tâm Năng lượng Nhiệt hạch Culham, Oxfordshire, Anh.

Kỳ tích được công bố hôm 9/2 sau hơn hai thập kỷ thử nghiệm và cải tiến tại cơ sở nghiên cứu này, và được ca ngợi là “cột mốc quan trọng” trên con đường biến nhiệt hạch trở thành nguồn năng lượng cacbon thấp bền vững và khả thi.

nang luong hat nhan anh 1

Hình ảnh bên trong lò phản ứng nhiệt hạch JET ở Oxfordshire, Anh. Ảnh: UKAEA.

“Những kết quả mang tính đột phá này giúp chúng tôi tiến một bước lớn hơn tới việc chinh phục một trong những thách thức khoa học và kỹ thuật lớn nhất", giáo sư Ian Chapman, Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Vương quốc Anh, cho biết.

"Rõ ràng là chúng ta phải thực hiện những thay đổi đáng kể để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu, và phản ứng tổng hợp hạt nhân có rất nhiều tiềm năng”, ông nói thêm.

Các hạt nhân nguyên tử được nung nóng tới 150 triệu độ C - mức nhiệt cao hơn tâm mặt trời 10 lần - để có thể hợp nhất với nhau tạo thành các nguyên tố mới và giải phóng một nguồn năng lượng lớn.

Nếu các thí nghiệm tiếp theo thành công, siêu dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ tổng hợp hạt nhân quốc tế ITER dự kiến xây dựng một nhà máy điện ở châu Âu, sản xuất nhiều điện hơn mức tiêu thụ và được nối với lưới điện.

Triển vọng của năng lượng hạt nhân rất hấp dẫn vì nó không thải ra khí nhà kính.

Trong khi đó, 1 kg nhiên liệu nhiệt hạch chứa năng lượng gấp khoảng 10 triệu lần so với 1 kg than, dầu hay khí đốt.

Viên kim cương đen lớn nhất thế giới có giá hơn 4 triệu USD

Viên kim cương đen 55 mặt quý hiếm có giá 4,3 triệu USD, được cho là xuất hiện khi một thiên thạch hoặc tiểu hành tinh va vào Trái Đất hơn 2,6 tỷ năm trước.

Cột tháp khổng lồ gây chú ý trong bức ảnh thi đấu ở Olympic

Địa điểm tổ chức sự kiện trượt tuyết bật cao (Big Air) tại Olympic Bắc Kinh gây chú ý vì dùng tuyết nhân tạo và nằm gần nơi có thiết kế giống nhà máy hạt nhân.

Hải Linh

Bạn có thể quan tâm