Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các ngân hàng tư nhân lớn làm ăn ra sao?

Nhiều ngân hàng tư nhân cỡ lớn vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng cao trong quý III và 9 tháng năm nay. Tuy nhiên, không ít nhà băng trải qua quý kinh doanh ảm đạm.

Hầu hết ngân hàng tư nhân quy mô lớn vẫn ghi nhận tăng trưởng cao quý III. Ảnh: Nam Khánh.

Tính đến cuối ngày 30/10, phần lớn ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng từ đầu năm. Trong đó, nhiều ngân hàng quy mô lớn vẫn nối dài chuỗi tăng trưởng cao trong quý III năm nay.

Báo cáo tài chính quý III của HDBank cho biết ngân hàng đã thu về 4.490 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý gần nhất, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức lãi quý cao nhất từ trước tới nay.

Ngân hàng lớn lãi đậm

Đóng góp phần lớn vào con số kỷ lục này là khoản thu nhập lãi thuần (lãi từ hoạt động cho vay) và hoạt động dịch vụ. Ngoài ra, các mảng kinh doanh ngoài lãi của HDBank như mua bán chứng khoán kinh doanh, hoạt động khác đều ghi nhận tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

Ngược lại, trong quý vừa qua, lãi thuần mảng kinh doanh ngoại hối của nhà băng này đã giảm 33%, lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư. Tuy vậy, ngân hàng vẫn báo lãi ròng đạt 3.546 tỷ đồng, tăng 41%.

Lũy kế 9 tháng, HDBank đã thu về 12.655 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 47%. Với mục tiêu lợi nhuận cả năm đạt 15.852 tỷ đồng, hiện HDBank đã hoàn thành 80% kế hoạch đề ra.

Tính tại thời điểm cuối tháng 9, tổng tài sản hợp nhất của HDBank đạt 629.000 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Số dư tiền gửi của khách hàng đạt trên 397.000 tỷ đồng (+7%), dư nợ cho vay khách hàng đạt trên 393.700 tỷ đồng (+16%).

Một ngân hàng tư nhân lớn có trụ sở chính tại phía Nam khác là Sacombank cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số trong quý vừa qua.

Theo đó, ngân hàng do đại gia Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT đã thu về 2.752 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế quý III, tăng 32% so với cùng kỳ.

Kết quả này cũng chủ yếu đến từ phần tăng thu ở hoạt động cho vay với thu nhập lãi tuần tăng 31% quý III. Cùng với lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 5%.

NHIỀU NGÂN HÀNG TƯ NHÂN LỚN VẪN LÃI ĐẬM QUÝ III/2024
Kết quả lợi nhuận trước thuế quý III trong 2 năm 2023-2024 của một số ngân hàng tư nhân. Nguồn: BCTC NH.
NhãnTechcombankMBVPBankACBHDBankLPBankSacombankVIBSeABankEximbankOCB
2024 Tỷ đồng 717173085187484444902899275219971270904440
2023
5843728431175035314712412085268311403071355

Ngược lại, trong quý vừa qua, Sacombank cũng ghi nhận lãi thuần suy giảm ở các mảng kinh doanh ngoại hối; mua bán chứng khoán đầu tư; góp vốn mua cổ phần...

Cũng trong quý vừa qua, dù chi phí hoạt động của Sacombank đã tăng 9% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 45%, nhờ nguồn tăng thu từ hoạt động cho vay, ngân hàng này vẫn thu về khoản lãi ròng 2.201 tỷ đồng, tăng 35%.

Lũy kế 9 tháng, Sacombank lãi trước thuế 8.094 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 76% kế hoạch lợi nhuận cả năm (10.600 tỷ đồng).

Tại ngày 30/9, tổng tài sản của Sacombank đã gần chạm mốc 703.000 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm, nằm trong nhóm ngân hàng tư nhân có quy mô tài sản lớn nhất thị trường. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng cùng thời điểm đạt trên 515.700 tỷ đồng (+9%) và tiền gửi của khách hàng đạt trên 566.700 tỷ đồng (+11%).

Trước đó, một loạt ngân hàng tư nhân cỡ lớn đều đã báo cáo kết quả kinh doanh quý III và 9 tháng như MB, Techcombank, VPBank, ACB, LPBank, Eximbank... phần lớn đều ghi nhận tăng trưởng dương.

Tuy nhiên, cũng không ít ngân hàng tư nhân ghi nhận tăng trưởng âm giai đoạn này.

Dự phòng rủi ro bào mòn lợi nhuận

Báo cáo tài chính quý III của OCB cho biết ngân hàng này vừa trải qua quý kinh doanh tương đối ảm đạm với lợi nhuận trước thuế giảm 68% so với cùng kỳ, chỉ đạt 440 tỷ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận quý thấp nhất mà OCB ghi nhận được trong 6 năm trở lại đây. Lần gần nhất nhà băng này lãi trước thuế dưới 500 tỷ đồng/quý đã diễn ra từ quý IV/2018.

loi nhuan quy III anh 1

Dự phòng rui ro tín dụng là nguyên nhân chính bào mòn lợi nhuận các ngân hàng quý III. Ảnh: Nam Khánh.

Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận OCB chạm đáy 6 năm là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng quý này đã tăng gấp 3 lần, ngốn hơn 900 tỷ đồng của ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh kỳ này không mang về đồng tiền lãi nào cho ngân hàng, trong khi mảng mua bán chứng khoán đầu tư còn báo lỗ gần 33 tỷ trong. Lãi thuần từ hoạt động ngoại hối thì giảm mạnh 62%.

Với quý kinh doanh đáng buồn này, lũy kế 9 tháng, OCB mới thu về 2.553 tỷ đồng lãi trước thuế, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước. Mức lợi nhuận này cũng chưa nổi 40% so với kế hoạch ngân hàng đặt ra cho cả năm nay ở mức 6.885 tỷ đồng.

Cùng chịu cảnh tăng trưởng âm quý III là MSB với khoản lãi trước thuế 1.212 tỷ đồng, giảm 28%.

Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận quý III của ngân hàng này giảm so với cùng kỳ là khoản lỗ 131 tỷ đồng ở mảng kinh doanh ngoại hối. Ngoài ra, chi phí hoạt động tăng 9% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 34% cũng bào mòn đáng kể lợi nhuận của MSB.

Lũy kế 9 tháng, MSB thu về 4.902 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 6% so với năm trước và hoàn thành 72% kế hoạch lợi nhuận cả năm (6.800 tỷ đồng).

Ngoài OCB và MSB, cả ACB và VIB cũng là những ngân hàng tư nhân quy mô vừa và lớn ghi nhận kết quả tăng trưởng âm trong quý III năm nay.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư trở thành khái niệm phổ biến. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra trong nước và thế giới. Không chỉ tập trung vào các lĩnh vực đầu tư phổ biến như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu, ngoại hối, tiền ảo... Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Xuất hiện ngân hàng trả lãi suất tiết kiệm 6,3%/năm

Với việc lãi suất huy động tăng trở lại trong thời gian qua, mức lãi suất tiết kiệm 6,3%/năm đã xuất hiện trở lại.

HSBC lãi 8,5 tỷ USD quý III

HSBC đã ghi nhận lợi nhuận quý III tốt hơn dự báo nhờ tăng trưởng ở mảng bán buôn. Thị trường đang chờ đợi thông tin chi tiết về kế hoạch cải tổ lớn mới được tập đoàn công bố.

Tài sản MB vượt 1 triệu tỷ đồng

Kết thúc 3 quý kinh doanh năm nay, MB thu về 20.736 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 4%. Tại ngày 30/9, tổng tài sản hợp nhất của nhà băng này đã vượt 1 triệu tỷ đồng.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm