Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các ngân hàng đã giảm bao nhiêu tiền lãi cho người vay?

Theo NHNN, tính từ ngày 15/7 đến hết tháng 8, 16 ngân hàng chiếm 75% tổng dư nợ trong nền kinh tế đã giảm lãi suất cho người dân và doanh nghiệp với số tiền 8.865 tỷ đồng.

Đây là số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước cập nhật trong báo cáo kết quả giảm lãi suất cho vay theo cam kết của 16 ngân hàng thương mại thông qua Hiệp hội ngân hàng Việt Nam trước đó.

Cụ thể, 16 nhà băng này gồm VietinBank, Vietcombank, Agribank, BIDV, MBBank, LienVietPostBank, TPBank, VIB, ACB, SeABank, SHB, HDBank, MSB, VPBank, Techcombank, Sacombank với 75% tổng dư nợ nền kinh tế.

Trong tháng 7, thực hiện chỉ đạo của NHNN, 16 nhà băng kể trên đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay với các khoản dư nợ hiện hữu và cho vay mới từ 15/7 đến hết năm nay. Trong đó, tổng số tiền lãi cam kết giảm cho khách hàng vào khoảng 20.613 tỷ đồng.

Riêng 4 ngân hàng có vốn Nhà nước (Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank) còn cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ trong thời gian giãn cách cho các khách hàng tại địa phương đang thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.

Tính từ 15/7 đến 31/8, 16 ngân hàng đã giảm tổng cộng 8.865 tỷ đồng tiền lãi cho các khách hàng, tương đương hơn 43% số tiền cam kết giảm.

Ngân hàng Dư nợ được giảm lãi suất (tỷ đồng) Số tiền lãi đã giảm (tỷ đồng)
Agribank 4.726 1.060.000
BIDV 1.032 910.556
Vietcombank 943 725.167
VietinBank 857 701.322
MBBank 550 93.613
Techcombank 155 49.371
VPBank 137 125.667
SHB 126 77.885
ACB 83 89.335
TPBank839.095
HDBank5138.016
MSB4825.925
Sacombank3769.595
LienVietPostBank3011.683
VIB58.439
SeABank33.206

Trong đó, nhà băng giảm nhiều nhất đang là Agribank với 4.726 tỷ đồng tiền lãi đã giảm cho khách hàng, chiếm hơn một nửa tổng số tiền lãi mà 16 nhà băng đã giảm trong giai đoạn nửa cuối tháng 7 và tháng 8.

Hiện, tổng dư nợ được giảm lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp cũng là gần 1,06 triệu tỷ đồng, với trên 3 triệu khách hàng được giảm lãi suất.

Xếp sau Agribank về số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là BIDV với 1.032 tỷ đồng lãi giảm. Số tiền này đến từ 910.556 tỷ đồng dư nợ của gần 304.765 khách hàng được giảm lãi suất.

Cũng trong giai đoạn này, Vietcombank và VietinBank đã giảm lần lượt 943 tỷ và 857 tỷ đồng tiền lãi cho người dân và doanh nghiệp với dư nợ giảm lãi suất tại cả 2 nhà băng đều đạt trên 700.000 tỷ.

Ngoài ra, một số ngân hàng cũng đã ghi nhận giảm hàng trăm tỷ đồng tiền lãi cho các khách hàng sau một tháng rưỡi cam kết như MBBank giảm 550 tỷ thông qua việc giảm lãi suất cho hơn 93.600 tỷ đồng dư nợ cho vay; Techcombank giảm 155 tỷ với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 49.400 tỷ; VPBank giảm 137 tỷ đồng thông qua 125.700 tỷ dư nợ; SHB giảm 126 tỷ đồng thông qua 77.900 tỷ dư nợ…

Cac ngan hang da giam bao nhieu tien lai cho nguoi vay? anh 1

Trên 6 triệu tỷ đồng dư nợ (hiện hữu và cho vay mới) đã được các ngân hàng giảm lãi suất so với trước dịch Covid-19. Ảnh: Việt Linh.

Như vậy, đến cuối tháng 8, đã có tổng cộng gần 4 triệu tỷ đồng dư nợ tại 16 ngân hàng được giảm lãi suất cho vay theo cam kết.

Trước đó, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (thuộc NHNN) cho biết thông qua 3 lần giảm lãi suất điều hành trong năm 2020, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1 điểm %/năm trong năm 2020 và tiếp tục xu hướng giảm 0,55 điểm %/năm từ đầu năm 2021 đến nay.

Hiện mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng đã thấp hơn khoảng 1,55 điểm %/năm so với trước dịch.

Tính đến hết tháng 8, các nhà băng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,58 triệu tỷ đồng. Cùng với đó, doanh số cho vay mới với lãi suất thấp hơn trước dịch lũy kế từ 23/1/2020 đến nay là 4,46 triệu tỷ đồng.

Tổng dư nợ cho vay hiện hữu và cho vay mới được các ngân hàng giảm lãi suất từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay đã lên tới 6,04 triệu tỷ đồng. Trong đó, số tiền lãi được miễn, giảm, hạ vào khoảng 26.000 tỷ đồng.

Trong hoạt động cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, đến ngày 31/8, các nhà băng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 215.320 khách hàng với 227.009 tỷ đồng dư nợ. Giá trị nợ lũy kế được cơ cấu từ 23/1/2020 đến nay vào khoảng 520.000 tỷ.

Ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ các hãng hàng không

Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN sẽ tiếp tục chủ động và sẵn sàng thực hiện các giải pháp thuộc thẩm quyền để tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không.

Sacombank thanh lý loạt khoản nợ nghìn tỷ

Ngân hàng này đang rao bán hơn chục khoản nợ giá trị từ vài chục cho tới vài nghìn tỷ đồng, tài sản đảm bảo chủ yếu là cổ phiếu và các dự án bất động sản tại TP.HCM.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm