Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các mốc đáng nhớ trong chương trình thám hiểm vũ trụ của Mỹ

Với tiềm lực kinh tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nguồn nhân lực giàu "chất xám", Mỹ nắm giữ nhiều kỷ lục nhất trong hành trình thám hiểm vũ trụ vô tận.

Ngày 5/5/1961, Alan Shepard trở thành người Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ khi ông cùng những người khác điều khiển tàu Freedom 7 bay dưới quỹ đạo của sao Thủy hơn 15 phút. Ảnh: NASA
John Glenn, phi hành gia trên tàu Friendship 7, trở thành người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh trái đất vào ngày 20/2/1962. Ông cũng thiết lập kỷ lục khi ông là phi hành gia lớn tuổi nhất bay vào vũ trụ. Tháng 11/1996, Glenn thực hiện nhiệm vụ trên tàu con thoi Discovery ở tuổi 77. Ảnh: NASA
Ngày 20/7/1969, tàu con thoi Apollo 11 lần đầu tiên đưa con người lên Mặt trăng. Neil Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, nói: "Đây là bước đi nhỏ của một người nhưng là bước nhảy vọt của nhân loại".
Edwin “Buzz” Aldrin, đồng nghiệp của Armstrong trên tàu Apollo 11, chào quốc kỳ Mỹ, được cắm trên bề mặt của Mặt trăng. Aldrin là người nối gót Armstrong trở thành người thứ hai đặt chân xuống vệ tinh này ngày 21/7/1969.
Bức ảnh đầu tiên về khối băng ở cực Nam của Trái đất. Các phi hành gia trên tàu Apollo 17 đã chụp nó khi họ lên Mặt trăng tháng 12/1972. Ảnh: NASA
Bức ảnh phi hành gia của Mỹ và Liên Xô chụp chung. Ngày 15/7/1975, dù đối địch nhau trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô vẫn bắt tay thực hiện nhiệm vụ ngoài không gian. Liên Xô phóng tàu Soyuz trước tàu Apollo của Mỹ 7 tiếng. Sau đó, cả hai tàu liên kết với nhau trong suốt 52 tiếng. Ảnh: NASA
Skylab, trạm không gian đầu tiên của Mỹ, quay quanh trái đất từ năm 1973 tới năm 1979.
Ngày 17/7/1975, Alexei Leonov (trái), chỉ huy của tàu Soyuz 19, bắt tay cùng Thomas Stafford, người đứng đầu tàu con thoi Apollo 18. Khi đó, tàu Apollo thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ huy lần cuối cùng của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).
John Watts Young (trái) và Robert Laurel Crippen cùng cầm một mô hình tàu con thoi năm 1979. Ngày 12/4/1981, tàu Columbia lần đầu tiên bay vào quỹ đạo trái đất trong chương trình không gian của NASA. Ảnh: CNN
Sally Ride trở thành phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ khi bà là thành viên trên tàu con thoi Challenger hồi tháng 6/1983. Ảnh: NASA
Guion “Guy” Bluford là người Mỹ gốc Phi đầu tiên có thể lên vũ trụ. Ông là một chuyên gia trên tàu con thoi Challenger năm 1983. Ảnh: NASA
Tháng 2/1984, nhà du hành Bruce McCandless là người đầu tiên "bơi" trong không gian, nhờ thiết bị giống động cơ phản lực cá nhân. Hiện tại, người ta không sử dụng thiết bị này. Nhưng các nhà du hành vũ trụ vẫn đeo một thiết bị tương tự để đề phòng trường hợp nguy cấp. Ảnh: NASA
Cặp đôi đầu tiên bay vào vũ trụ là Jan Davis (trái) và Mark Lee khi hai người còn là nhà du hành vũ trụ trên tàu Endeavour năm 1992. Ảnh: NASA
Công ty tư nhân SpaceX phóng một phi thuyền với hàng hóa và vật dụng cung cấp cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào ngày 7/10/2012. Chuyến đi này là nhiệm vụ thương mại ngoài không gian đầu tiên mà công ty hợp tác với NASA. Ảnh: NASA
Ngày 15/7, NASA công bố những bức ảnh về khu vực gần xích đạo của sao Diêm Vương. Tàu Horizons, đươc phóng năm 2006, đã vượt hàng tỷ km để chụp những hình ảnh này. Nó là tàu vũ trụ đầu tiên khám phá sao Diêm Vương và vệ tinh của ngôi sao này. Thành công này đưa nước Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên phóng thành công các tàu con thoi tới các hành tinh từ sao Thủy tới sao Diêm Vương. Ảnh: NASA


Nguyễn Thái

Ảnh: Getty

Bạn có thể quan tâm