Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các hãng bớt làm điện thoại

Dựa vào những số liệu mới nhất, hãng nghiên cứu Counterpoint Research dự báo lượng điện thoại thông minh xuất xưởng trong năm nay sẽ giảm 3%.

Cụ thể, Counterpoint Research dự báo tổng số điện thoại thông minh xuất xưởng trên toàn cầu trong năm 2022 sẽ giảm 3% so với cùng kỳ, còn 1,35 tỷ đơn vị. Theo báo cáo, tình hình nguồn cung linh kiện đang dần được cải thiện, dù tình trạng thiếu hụt một số bộ phận vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Việc Trung Quốc tiếp tục đóng cửa dài ngày vì dịch bệnh Covid-19 khiến kỳ vọng hồi phục kinh tế vĩ mô khó thành hiện thực. Đồng thời, chiến sự Nga-Ukraine thời gian qua cũng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và thị trường kinh doanh smartphone. Từ các nguyên nhân này, hãng nghiên cứu Counterpoint Research đưa ra dự báo mảng điện thoại thông minh toàn cầu sẽ bị thu hẹp quy mô.

Created with Highcharts 8.2.2tỷ máyLượng smartphone xuất xưởng qua các nămSố liệu: Counterpoint Research201920202021202200.250.50.7511.251.51.75
Lượng smartphone xuất xưởng qua các năm
Số liệu: Counterpoint Research
Nhãn2019202020212022

tỷ máy 1.4791.3311.3921.357

Lượng điện thoại xuất xưởng trong năm 2020 đã giảm mạnh so với 2019 khi thị trường dần bão hòa và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu. Năm 2019 có khoảng 1,479 tỷ điện thoại thông minh xuất xưởng, con số này của 2020 là 1,331 tỷ chiếc.

Đến 2021, một số khu vực phục hồi sau dịch bệnh, nhu cầu tìm mua smartphone cũng tăng cao do nhu cầu học tập, làm việc từ xa. Năm 2021, có khoảng 1,392 điện thoại thông minh xuất xưởng trên toàn cầu.

Theo ông Peter Richardson, Phó chủ tịch Counterpoint Research, tình hình có thể được cải thiện khi một lượng người dùng đang sử dụng điện thoại truyền thống chuyển sang smartphone có mạng 3G/4G/5G. Đồng thời, các thiết bị 5G có giá dễ tiếp cận là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự hồi phục của thị trường di động toàn cầu.

“Các nhà mạng đang tích cực quảng bá công nghệ 5G, khuyến khích người dùng chuyển sang sử dụng kết nối mới. Tuy nhiên, xu hướng lạm phát khiến khách hàng thắt chặt chi tiêu. Đồng thời, chi phí nguyên vật liệu tăng cao cũng là nguyên nhân khiến ngành di động đi xuống trong 2022”, ông Richardson nói.

Tuy nhiên, các chuyên gia của Counterpoint Research vẫn đặt kỳ vọng cho sự tăng trưởng vào cuối năm. Trong đó, việc các dòng điện thoại gập mới được giới thiệu có thể là “cú hích” ở mảng điện thoại thông minh cao cấp.

Việc gián đoạn sản xuất tại Trung Quốc khiến nhiều nhà sản xuất đưa dây chuyền sang các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam. Mới đây, Xiaomi cho biết đối tác của họ, có nhà máy tại Thái Nguyên vừa xuất xưởng lô điện thoại đầu tiên của thương hiệu này tại Việt Nam. Với quy mô khoảng 30 triệu thiết bị mỗi năm, nhà máy này phục vụ cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu đến các quốc gia Đông Nam Á.

Apple cũng chuyển dây chuyền sản xuất AirPods, iPad đến Việt Nam. Nguyên nhân đến từ chính sách phong tỏa tại Thượng Hải khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong nhiều tháng. BYD, một trong những đối tác lắp ráp iPad lớn đã xây dựng dây chuyền tại Việt Nam để gia công thiết bị.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn là quốc gia sản xuất nhiều điện thoại nhất cho Samsung, thương hiệu có sản lượng lớn nhất thế giới hiện tại.

Bài liên quan

Đối tác Apple lại lạc quan

Đối tác Apple lại lạc quan

Foxconn, đối tác sản xuất iPhone lớn nhất của Apple cho rằng tình hình chuỗi cung ứng và nhu cầu sản phẩm trong thời gian tới có thể khả quan hơn.

Xuân Sang

Bạn có thể quan tâm